Economist: Làn sóng phá sản chuẩn bị càn quét châu Âu!

19/05/2020 14:38 PM | Xã hội

Chuyên gia nhận định rằng, tại châu Âu, những công ty "thây ma" sẽ nhanh chóng sụp đổ trong cuối năm nay và lo ngại rằng ngay cả các công ty "khoẻ mạnh" cũng không đủ khả năng để sống sót.

Trước đây, tại châu Âu, các doanh nhân nộp đơn phá sản từng gặp rất nhiều khó khăn. Từ "bankrupt" (phá sản) có nguồn gốc từ "banco rotto" (ghế dài bị gãy) – thông lệ thời trung cổ tại Italy, chiếc ghế băng của người bán hàng sẽ bị đập gãy nếu họ không chi trả được các khoản nợ và bị buộc phải ngừng việc kinh doanh. Đến giữa thế kỷ 19, những đối tượng vỡ nợ đều phải đi tù. Giờ đây, thủ tục phá sản ít bạo lực hơn, nhưng ở nhiều nước châu Âu, các công ty phá sản đều đi đến kết thúc bằng việc thanh toán tài sản thay vì tái cấu trúc.

Nỗi sợ về nhiều vụ phá sản và tình trạng thất nghiệp hàng loạt do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19 là lý do chính khiến các chính phủ châu Âu đang tung gói trợ cấp cho các doanh nghiệp trên quy mô lớn. Peter Altmaier – bộ trưởng kinh tế Đức, đã hứa hẹn rằng "không một công ty ‘khoẻ mạnh’ nào sẽ phá sản vì đại dịch Covid-19", khi công bố về việc nới hạn mức tín dụng, bảo lãnh thanh khoản và tài trợ cho các doanh nghiệp lên tới 750 tỷ euro (807 tỷ USD). Vào cuối tháng 3, chính phủ Đức đã tạm hoãn, không cho phép các công ty không có khả năng thanh toán đệ đơn phá sản cho đến cuối tháng 9 (có thể là đến tháng 3/2021), họ có thể chứng minh rằng vấn đề của họ là do Covid-19 gây ra. Pháp, Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác cũng có động thái tương tự.

Thực ra, những biện pháp khẩn cấp này là nhằm "câu giờ". Tỷ lệ phá sản và thất nghiệp tại châu Âu hiện vẫn chưa tăng mạnh. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế tại Halle (IWH), các vụ phá sản ở Đức vào tháng 3 và tháng 4 không cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các biện pháp "giải cứu" có thể đã kìm hãm đà tăng đột biến của các vụ phá sản, theo Steffen Mueller đến từ IWH. Ông Mueller cho rằng những công ty "thây ma" sẽ nhanh chóng sụp đổ trong cuối năm nay, nhưng lo ngại rằng ngay cả các công ty "khoẻ mạnh" cũng không đủ khả năng để sống sót.

Chính phủ các nước châu Âu đã có một bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào năm 2008, tỷ lệ phá sản tại Tây Âu đã tăng lên mức 32%. Ludovic Subranđến từ Euler Hermes – công ty bảo hiểm tín dụng có trụ sở tại Paris, dự báo con số trên sẽ tăng lên 19% so với năm 2019 lên 178.365 trường hợp trong năm nay. Surban giải thích, các doanh nghiệp lao đao trong năm 2008 vì cuộc khủng hoảng tín dụng, điều kiện đi vay bị thắt chặt đột ngột đã khiến họ gặp nhiều khó khăn. Lần này, chính phủ các nước EU đã đưa ra phản ứng nhanh hơn khi bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Hơn nữa, tỷ lệ phá sản trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007 rất thấp, còn ở thời điểm này châu Âu chứng kiến sự "tan biến" diễn ra trong 5 năm qua, khi có rất nhiều công ty sẽ sụp đổ.

Dự báo của Subran có vẻ khá lạc quan khi xem xét rằng một số ngành sẽ đột nhiên mất toàn bộ hoạt động kinh doanh. Các công ty chịu ảnh hưởng lớn nhất nằm trong ngành dịch vụ, vận chuyển, phi thực phẩm. Họ làm một trong những doanh nghiệp dễ mất khả năng thanh toán nhất khi từ trước cuộc vốn đã gặp nhiều khó khăn và nhà bán lẻ đồ may mặc Orchestra Prémaman của Pháp trước khủng hoảng Covid-19. Chuỗi cửa hàng bán lẻ Karstadt Kaufhof của Đức, cả 2 đã nộp đơn xin chuyển giao đặc biệt (receivership) vào tháng 4. Tại Anh, chuỗi nhà hàng Carluccio, công ty cho thuê nhà Brighthouse và chuỗi cửa hàng thời trang Laura Ashley cũng thay đổi quyền điều hành vào tháng 3.

Một ví dụ khác về sự mong manh của châu Âu là 25 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 250 nhân sự) tại đây sử dụng hơn 90 triệu lao động. Theo Smeunited– nhóm vận động hành lang, 90% các công ty nhỏ tại châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch và 30% trong số họ cho biết doanh thu đã mất hơn 80%. CPME – liên đoàn đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ tại Pháp, cho biết 55% công ty nhỏ lo ngại về việc phá sản. Theo đó, quỹ đoàn kết cho các doanh nghiệp nhỏ của chính phủ Pháp trị giá 7 tỷ euro hiện đã tiếp cận và hỗ trợ 900.000 công ty.

Tại châu Âu, những công ty lớn đã được chính phủ giải cứu, bởi có rất nhiều người lao động phụ thuộc vào họ. Pháp và Hà Lan đã cung cấp một khoản cứu trợ khoảng 10 triệu USD để "cứ"Air France-klmkhỏi bờ vực phá sản, Đức cũng đưa ra biện pháp tương tự với Lufthansa. Các doanh nghiệp nhỏ vẫn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dù chính phủ đã áp dụng những chương trình tạo việc làm ngắn hạn, hỗ trợ tiền mặt, hoãn thời gian nộp thuế và bảo lãnh tín dụng. Dẫu vậy, từ trước đến nay, chính phủ các nước châu Âu chưa từng có những biện pháp mạnh mẽ đến vậy để ngăn họ "trượt chân khỏi" Schuldturm– toà tháp là nhà tù đối với những người không thể trả nợ trong quá khứ.

Tham khảo Economist

Lục Lam

Cùng chuyên mục
XEM