Đừng suốt ngày chỉ biết chém gió, sếp cũng làm được từ những việc nhỏ thì nhân viên mới vui

08/01/2017 10:22 AM | Kinh doanh

Nhiều minh chứng rằng những công ty có nhân viên hạnh phúc thì giá cổ phiếu cũng tăng trưởng tốt trong tương lai.

Theo một quan niệm cũ, nhân viên không từ bỏ công việc không tốt, họ chỉ từ bỏ ông chủ tồi của mình. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sếp là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Nhưng điều gì khiến cho một người trở thành vị sếp tuyệt vời?

Các nghiên cứu về lãnh đạo thường chỉ tập trung vào phong cách hay uy tín. Nhưng chúng tôi muốn xem xét xem nhân viên bị ảnh hưởng như thế nào bởi năng lực làm việc của sếp họ, liệu sếp họ có phải chuyên gia thực sự trong ngành cốt lõi của công ty? Phải thừa nhận rằng năng lực của sếp là một khái niệm đa diện. Do đó, chúng ta có thể đánh giá theo 3 cách khác nhau:

- Trong trường hợp cần thiết, liệu người giám sát có thể làm thay công việc của nhân viên.

- Liệu người giám sát có phải là nhân viên đã được thăng chức.

- Năng lực của người giám sát có được nhân viên công nhận.

Sử dụng 3 cách thức trên để đánh giá năng lực của cấp trên, chúng tôi thấy rằng nhân viên hạnh phúc hơn khi được lãnh đạo bởi những người có chuyên môn cao trong các ngành cốt lõi của công ty. Cũng vì thế, cần suy nghĩ lại một chút xem điều gì tạo ra một ông chủ tốt.

Không hiếm người cho rằng việc để một kỹ sư dẫn dắt các kỹ sư khác hay một biên tập viên lãnh đạo các biên tập viên khác là một ý tưởng tồi. Họ lập luận rằng một nhà quản lý tốt không cần có chuyên môn kỹ thuật. Thứ mà họ cần là sự kết hợp của các phẩm chất như uy tín, kỹ năng tổ chức và trí tuệ cảm xúc. Những phẩm chất trên chắc chắn rất quan trọng nhưng chúng tôi thấy rằng việc sếp có chuyên môn tốt thường hay bị bỏ qua, dù có ảnh hưởng lớn đến nhiều vấn đề.

Trong thực tế thì gần đây người ta các nghiên cứu mới quan tâm nhiều đến chủ đề này. Các bằng chứng cho thấy: Các bệnh viện sẽ làm tốt hơn nếu người đứng đầu là bác sĩ, các đội bóng rổ Mỹ sẽ làm tốt hơn nếu được dẫn dắt bởi một cựu cầu thủ All Star, một đội đua Công thức 1 sẽ làm tốt hơn nếu có cựu tay đua thành công dẫn đầu,...

Nghiên cứu gần đây được thực hiện ngẫu nhiên với khoảng 35.000 nhân viên và nơi làm việc ở cả Mỹ và Anh. Chúng tôi đã sử dụng các cách truyền thống để đo độ hài lòng trong công việc của nhân viên. Ở Mỹ, chúng tôi hỏi: “Bạn nghĩ gì về công việc hiện tại của mình?” với các thang điểm:

1: Rất ghét; 2: Cũng không ghét lắm; 3: Cũng khá tốt; 4: Vô cùng yêu thích; Điểm trung bình thu về là 3,2 điểm.

Ở Anh, chúng tôi hỏi: Hãy trả lời với thang điểm 7 từ “Tôi hoàn toàn hài lòng với công việc của mình… Tôi hoàn toàn không hài lòng với công việc của mình.” Kết quả trung bình thu về được là 5,3. Nhìn chung thì kết quả tốt, người lao động khá hạnh phúc.

Khi nhìn kỹ vào dữ liệu thì có một mô hình nổi bật xuất hiện. Một lãnh đạo có năng lực chuyên môn là yếu tố dễ dàng gây ảnh hưởng tích cực nhất đến mức độ hài lòng về công việc của nhân viên. Ví dụ, ở Mỹ, nhân viên quan tâm đến chuyên môn kỹ thuật của lãnh đạo hơn là mức lương nhận được.

Hơn nữa, một nhân viên có thể gắn bó hơn với công việc cũ khi họ có một sếp mới. Trong trường hợp sếp mới có năng lực chuyên môn tốt thì mức độ hài lòng của nhân viên cũng tăng lên.

Điểm mấu chốt là nhân viên đó hạnh phúc nhất khi sếp biết anh ta đang nói đến điều gì, giúp hiệu suất làm việc tăng lên. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn khiến nhân viên vui vẻ hơn, họ sẽ làm việc năng suất hơn. Hơn nữa những nhân viên hạnh phúc với công việc sẽ ít nghỉ việc hơn.

Bạn cũng biết nếu mức độ nhân viên nghỉ việc nhiều đồng nghĩa với việc công ty phát sinh thêm nhiều chi phí. Cuối cùng thì gần đây có nhiều minh chứng rằng những công ty có nhân viên hạnh phúc thì giá cổ phiếu cũng tăng trưởng tốt trong tương lai.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM