Đừng nhìn vào mắt, đây mới là cách hiệu quả nhất để phát hiện lời nói dối

19/05/2016 17:06 PM | Sống

Theo bạn thì làm thế nào để phát hiện ra một kẻ nói dối? Ánh mắt của họ đảo liên tục? Hay lòng bàn tay đầy mồ hôi?

Chuyên gia thẩm vấn Edward Geiselman, đồng thời là một nhà tâm lý học, cho rằng có một cách chắc chắn hơn để biết người đang ngồi trước mặt bạn có nói dối hay không.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí New York Times, ông đã gợi ý một số cách thức để tăng cường các kỹ năng phát hiện nói dối.

Geiselman và các đồng nghiệp ở Đại học California đã xây dựng một kỹ thuật được gọi là “phỏng vấn nhận thức”, vốn là một kỹ thuật mà cảnh sát thường sử dụng để giúp các nạn nhân và nhân chứng nhớ lại các thông tin của một vụ án. Hóa ra, kỹ thuật này cũng rất hữu hiệu trong việc phát hiện nói dối.

Geiselman bật mí, nếu ai đó kể cho bạn một câu chuyện có vẻ bịa đặt, hãy yêu cầu họ kể lại một lần nữa nhưng chi tiết hơn.


Một người nói dối sẽ không thể kể câu chuyện theo cách chi tiết mà họ chỉ xoay quanh những điều họ mới nghĩ ra mà thôi.

Một người nói dối sẽ không thể kể câu chuyện theo cách chi tiết mà họ chỉ xoay quanh những điều họ mới nghĩ ra mà thôi.

Sau đó nêu ra những câu hỏi mở. Một người nói thật thường trả lời các câu hỏi như vậy bằng các chi tiết cụ thể, trong khi kẻ nói dối chỉ bám lấy các chi tiết cũ mà thôi. Khi họ kể lại, bạn có thể đệm vào những lời ngờ vực, chẳng hạn như “Thật sao?” hay “Kể thêm nữa đi”.

Nếu bạn muốn tăng thêm cấp độ, Geiselman gợi ý hãy yêu cầu cầu người đó vẽ lại câu chuyện của mình hoặc kể ngược từ cuối.

Làm như vậy là nhằm mục đích khiến tinh thần của người kia thực sự mệt mỏi. Nếu người đó phải cố gắng rất nhiều để bắt kịp với lời nói dối của mình, rất có khả năng họ sẽ làm rối các bộ phận trong câu chuyện mà chính họ vừa kể.

Các nhà nghiên cứu khác cũng tranh cãi về vấn đề liệu bạn có thực sự nhận diện được một kẻ nói dối hay không. Maria Konnikova, tác giả của cuốn sách “The Confidence Game”, nói rằng những ý tưởng về việc phát hiện nói dối vẫn tồn tại dai dẳng trong ngành tâm lý học vì “chúng khớp với hình dung của chúng ta về hành vi mà một kẻ nói dối có thể có”.

Theo bà, một tay lừa đảo lão luyện có thể khiến bạn bị lừa và bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM