Đừng để con bạn có 7 thói quen này vì rất hại

03/12/2016 20:34 PM | Sống

Trẻ em có những thói quen như mút tay, ngoáy mũi… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà bố mẹ cần biết để ngăn chặn ngay.

1. Uống bằng bình

Chuyển từ uống bình sang uống cốc là một trong những điều khó khăn nhất đối với trẻ giải đoạn mới biết đi.

Thêm vào đó, việc uống quá nhiều sữa có thể khiến trẻ bỏ qua các bữa ăn khác, bỏ lỡ các thực phẩm giàu canxi như rau xanh, sữa chua, pho mát, thậm chí có thể dẫn đến thiếu sắt.

Cho con vừa ngủ vừa ngậm bình còn có thể dẫn đến sâu răng . Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo trẻ cần chuyển sang uống bằng cốc khi 15 tháng tuổi, nhưng các chuyên gia cho rằng thời gian bắt đầu cho trẻ làm quen với dùng cốc là khoảng từ 6 tháng tuổi.

2. Mút tay

Mút tay là thói quen phổ biến của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Đây là hành động có tác dụng để trẻ tự vỗ về bản thân, mút ngón tay cái hoặc ngón tay để làm dịu bản thân. Xương hàm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng tùy vào tần suất và thời gian trẻ mút tay.

Theo nhận định của tiến sỹ Jade Miller, chủ tịch Học viện Nhi Nha Khoa của Mỹ (AAPD): Mút tay có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Khi mút tay, bé sẽ bị ảnh hưởng từ lưỡi, vòm miệng và cả hàm răng.

Trẻ mút tay nhiều có thể dẫn đến nhai lệch hàm hoặc hàm trên nhô lên, còn hàm dưới thụt vào. Bố mẹ nên có con đến bác sỹ nha khoa để kiểm tra thường xuyên khi con bắt đầu mọc răng sữa, đề phòng một số vấn đề liên quan đến răng miệng của trẻ.

Bố mẹ có thể ngăn con mút tay bằng cách bôi vào ngón tay chất đắng hoặc cho con đeo găng tay cotton. Bên cạnh đó bố mẹ có thể khen ngợi khi con không mút tay và giải thích với con việc mút tay là không tốt.

3. Kén ăn

Nếu con bạn không thích ăn rau, không thích thử ăn món mới hoặc chỉ ăn uống một cách rón rén thì không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ mà còn gây căng thẳng cho bố mẹ.

"Trẻ cần ăn nhiều bữa một ngày, chính vì vậy nếu trẻ kén ăn quá thì bố mẹ và những người trong gia đình rất dễ bị căng thẳng" – tiết lộ của Dina Rose, Tiến sỹ, Nhà xã hội học ở thành phố Jersey, tác giả của cuốn "Nói không với súp lơ – 3 thói quen cần dạy con để ăn uống lành mạnh".

Thay vì vò đầu bứt tai trước mỗi bữa ăn, bố mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân trẻ kén ăn và cách để giúp trẻ ăn ngon miệng , ăn nhanh hơn.

Khi đưa đồ ăn cho con, thay vì hỏi "Con có thích không?" thì bạn hãy hỏi xem thức ăn có mùi gì, vị gì, trông như thế nào?

"Mục tiêu của phương pháp này đó là dạy trẻ về thực phẩm nhưng không phải từ góc độ dinh dưỡng mà từ góc độ cảm giác" – bà Rose cho biết.

4. Ngoáy mũi

Trẻ thường thích ngoáy mũi có thể do trong mũi có dỉ mũi, vật thể lạ hoặc do bé cảm thấy mũi bị tắc nghẽn…

Tiến sỹ John P. Dahl, một chuyên gia nhi khoa tại Bệnh viện cho trẻ em Riley thuộc ĐH Sức khỏe Ấn Độ ở Indianapolis (Ấn Độ) cho rằng: Hành động ngoáy mũi có thể làm người đối diện khó chịu, và còn hơn thế, thói quen ngoáy mũi thường xuyên sẽ gây ra chảy máu cam.

Để giúp con bỏ thói ngoáy mũi, bố mẹ cần chỉ cho con cách lau và xì mũi thường xuyên, nhắc con không để tay gần mũi. Nếu con bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, bố mẹ hãy xịt và rửa mũi cho con bằng nước muối để làm sạch mũi và làm ẩm niêm mạc mũi.

5. Nghiến răng

Khoảng 14 đến 20% trẻ em có tật nghiến răng. Trẻ em thường nghiến răng về đêm, nhưng ban ngày vẫn có bé cũng nghiến răng, đặc biệt là các bé có răng mới mọc hoặc khi bé lo âu hay hồi hộp.

Theo một nghiên cứu năm 2008, trẻ mầm non có tật nghiến răng thường gặp một số vấn đề. Thói quen nghiến răng có thể do amidan lớn, hoặc do trẻ gặp vấn đề về hơi thở khi ngủ. Một số trẻ nghiến răng đó là cách chuyển hàm dưới về phía trước cho dễ thở.

Nếu bố mẹ nghi ngờ con nghiến răng do vấn đề về hơi thở thì nên cho con đến bác sỹ nhi khoa để chẩn đoán và điều trị khi cần thiết cũng như có biện pháp để bảo vệ răng.

6. Ăn vặt cả ngày

Cho con ăn vặt liên tục cả ngày không giúp tạo sức lực cho con mà chỉ đơn thuần làm dập cơn đói tạm thời của trẻ và khiến trẻ thờ ơ với các món ăn chính đúng bữa.

Thay vì cho phép con vặt cả ngày, thì bố mẹ nên hướng cho con ăn theo bữa, lên lịch trình cũng như thực đơn cho con từng bữa chính và đồ ăn nhẹ cho con. Đồ ăn nhẹ chỉ nên là hoa quả.

7. Ngậm vú giả lâu

Các núm vú giả làm xoa dịu cơn thèm ti mẹ. Tuy nhiên, núm vú giả là nơi sinh sản của vi trùng khi bé cho vào miệng.

Dùng núm vú giả kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, dẫn đến vấn đề về răng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ.

Để trẻ bỏ núm vú giả dễ hơn ngăn trẻ mút tay. Khi con đến tuổi biết đi, bố mẹ nên hạn chế cho con ngậm núm vú khi ngủ và nhớ giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ.

Bố mẹ có thể dụ dỗ con bỏ thói quen bằng cách chơi trò chơi, có thể tưởng tượng núm vú như một món quà và bé cần cho vào hộp để gói để gửi cho người bạn của mình.

*Theo Fox

Theo Hoàng Ngân

Cùng chuyên mục
XEM