Đồng bitcoin liệu có lấy đi vị thế độc tôn của đồng USD?
Theo dữ liệu của TradingView, ngày có một nhiều các nước kém phát triển lựa chọn bitcoin như một loại tài sản an toàn.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có mối liên hệ giữa các nước mới nổi và nhu cầu với tiền số ngày một nhiều.
Điều này không khỏi khiến nhiều người hoài nghi về tuyên bố của một số nhà hoạch định chính sách kinh tế thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rằng đồng bitcoin không thể đe dọa đến vị thế của đồng USD.
Theo dữ liệu của TradingView, ngày có một nhiều các nước kém phát triển lựa chọn bitcoin như một loại tài sản an toàn.
Quản lý cao cấp của TradingViews, ông Pierce Crosby, nhấn mạnh: "Trong quá khứ, các nước kém phát triển lựa chọn vàng hoặc đồng USD, thế nhưng giờ đây, sự quan tâm đến bitcoin đang ngày một nhiều hơn".
"Nghiên cứu mới nhất cho chúng ta thấy rằng nhu cầu quan tâm đến tiền số của nhóm các nước mới nổi cho thấy có không ít những câu hỏi về tình hình ổn định giá của các loại tiền bản vị, người ta cũng đang băn khoăn về tương lai tài chính của họ. Cái họ đang làm chính là tìm kiếm công cụ ngừa cho những loại tài sản không ổn định hoặc có khả năng đương đầu với nhiều áp lực lạm phát", ông Crosby nói.
Cũng theo TradingView, chỉ 6 tháng trước đây, các chuyên gia không hề thấy có mối liên hệ như thế này. Một phần nguyên nhân có liên quan đến những nỗi sợ về rủi ro tiền mất giá đang tăng dần trên khắp toàn cầu.
"Khi chính phủ một số nước bàn về ý tưởng in hàng tấn tiền, về cơ bản nó như sự hủy diệt với những người đang nắm giữ các loại tiền đó. Điều này cũng xảy ra cả tại Mỹ", ông Crosby nói.
Cuba có thể coi như một đất nước điển hình cho việc này.
Nghiên cứu của TradingView có đoạn viết: "Cuba là nước duy nhất trên thế giới mà quá nửa những yêu cầu về tìm hiểu tài sản đầu tư liên quan đến tiền số, mức tăng 12,2% so với năm ngoái. Tỷ lệ này tại các nước khác cũng khá cao, có thể kể đến những trường hợp như Liby (42,2%; Ukraina (41,9%) và lãnh thổ Palestine (38,7%), như vậy có thể thấy những nước có độ ổn định thấp quan tâm đến các tài sản số nhiều hơn so với các nước phát triển".
Nhiều người đang lo lắng về kịch bản tiền của họ sẽ bị "thổi bay" bởi áp lực lạm phát hoặc biến động chính trị xấu tại một quốc gia.
Nhu cầu quan tâm của người tại một quốc gia với tiền số diễn ra cùng lúc với biến động chính trị tại nước đó.
"Gần đây, nhu cầu của người Myanmar với tiền số ngày một nhiều hơn, nó diễn ra cùng lúc với biến động chính trị tại nước này. Nếu quân đội tái kiểm soát chính phủ, nó có thể coi như mối họa lớn với đồng tiền thực. Người ta lại càng quan tâm nhiều hơn đến tiền số", ông nhấn mạnh.