Shark Nguyễn Phi Vân - Nữ cá mập “nặng ký” nhất bể: Đầu tư vào 12 startup, 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, vô địch trong lĩnh vực nhượng quyền

19/07/2024 08:34 AM | Kinh doanh

Trong 2 năm “mắc kẹt” ở Việt Nam vì Covid-19, Shark Nguyễn Phi Vân đã đầu tư vào 12 thương hiệu và chuỗi. Hiện tất cả đều đang làm ăn tốt và 30% trong danh mục đã mở rộng ra Đông Nam Á sau 1 năm. Với danh tiếng - kinh nghiệm đã có của Shark Vân, các Shark khác trong bể khó mà cạnh tranh lại người bạn mới này nếu gặp startup tốt muốn đi theo mô hình nhượng quyền.

Shark Nguyễn Phi Vân trong lễ khai trương cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Phúc Tea ở thị trường Indonesia.
Shark Nguyễn Phi Vân trong lễ khai trương cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Phúc Tea ở thị trường Indonesia.

"Kể từ khi dấn thân vào sự nghiệp đầu tư đến giờ, tôi đã xuống tiền cho 24 dự án khắp nơi trên thế giới và 50% vẫn đang tăng trưởng tốt.

Còn sau khi bị kẹt lại Việt Nam do Covid-19, trong 2 năm, tôi đã đầu tư vào 12 thương hiệu và chuỗi. Hiện 100% các startup trong danh mục đầu tư đang phát triển tốt, 30% trong đó đã có thể 'go global' sau 1 năm tôi xuống tiền. Tôi thường đầu tư vào các startup không chỉ mỗi tiền, mà còn đồng hành cùng các Nhà sáng lập trong việc điều hành và làm chiến lược cho DN.

Theo quan điểm của tôi, mỗi tiền không làm cho các startup thành công được", Shark Nguyễn Phi Vân chia sẻ trong sự kiện ra mắt Shark Tank Việt Nam mùa 7.

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 1.

Shark mới Nguyễn Phi Vân

Khác với nhiều Shark, phải khi xuất hiện ở chương trình mới nổi tiếng, Shark Nguyễn Phi Vân từ lâu đã được biết như là gương mặt nổi bật nhất ở lĩnh vực nhượng quyền, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở phạm vi quốc tế. Shark Nguyễn Phi Vân hiện đang là Chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á và đại diện cấp cao Việt Nam tại Diễn đàn đầu tư thiên thần toàn cầu.

Ngoài ra, chị còn là tác giả của nhiều đầu sách bán chạy như Mở cửa tương lai, Tôi – Tương lai và Thế giới, Tôi đi tìm tôi, Quảy gánh băng đồng ra thế giới, Go Global - An MSME Guide to Global Franchising…

Trước Covid-19, chị bay khắp thế giới và thỉnh thoảng lại về Việt Nam để làm diễn giả hoặc ra mắt sách, chứ không trực tiếp đầu tư và bỏ quá nhiều tâm sức vào các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam; chính dịch bệnh đã thay đổi chiến lược đầu tư của Shark Nguyễn Phi Vân.

Cũng trong Covid-19, chị cùng các cộng sự đã thành lập công ty tên là Go Global, với khát vọng muốn mang các mô hình chuỗi của Việt Nam ra thế giới. Hiện tại, trong danh mục đầu tư của Go Global có chuỗi trà sữa Phúc Tea, chuỗi mẹ & bé Care With Love, chuỗi giáo dục Arkki, Star Home Spa, Phở'S, Run Together, chuỗi giặt ủi vệ sinh cao cấp 4.0 Heramo, chuỗi cà phê mở thâu đêm Three O'Clock, BurgerViet, HanaGold, chuỗi cửa hàng sống xanh Limart...

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 2.

10 startup trong danh mục đầu tư trên site Go Global.

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 3.

Các Founder trong danh mục đầu tư của Go Global và Shark Nguyễn Phi Vân.

Phúc Tea có thể xem là một case study đầu tư tiêu biểu của chị Nguyễn Phi Vân. Trong Techfest 2022, Shark Nguyễn Phi Vân đã công bố về việc đầu tư vào Phúc Tea. Lúc đó, Phúc Tea đã có khoảng 100 cửa hàng khắp miền Nam.

Trước đó, trong một sự kiện chị đã đề cập đến việc gặp gỡ cùng team của Phúc Tea trước khi đầu tư: "Khi các Nhà sáng lập đến gặp tôi, tôi đã khá ấn tượng vì các bạn xuất thân từ miền Tây nhưng đã xây được chuỗi 100 quán trà sữa khắp miền Nam.

Tuy nhiên, việc quản lý một chuỗi 50 cửa hàng khác hoàn toàn 100 cửa hàng. Lúc team của chúng tôi bước vào thẩm định chuỗi trà sữa này, thì đúng là có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi nói tới chuyện hợp tác hay đầu tư. Ví dụ như các bạn có số liệu nhưng không thể thông qua số liệu đó để xây dựng được chân dung khách hàng của chuỗi.

Một trong những điều quan trọng khiến tôi không bỏ đi mà quyết định đồng hành của chuỗi là bởi các bạn sáng lập rất có tinh thần cầu tiến và rất chịu khó học hỏi".

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 4.

Cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Phúc Tea với tên thương hiệu là Happi Tea vừa được khai trương tại Phillipines.

Bên cạnh đó, Phúc Tea cũng là chuỗi đầu tiên khai trương cửa hàng tại Phillipines với thương hiệu nhượng quyền là Happi Tea. Phúc Tea hiện có 145 cửa hàng trên toàn quốc, họ đã tiến ra Bắc và miền Trung trong thời gian gần đây.

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 5.

Kế hoạch đi ra thế giới của Go Global dành cho các startup trong danh mục đầu tư.

Trước đó, vào ngày 29/10/2023, Go Global cho biết, tại Hội nghị nhượng quyền quốc tế Philippines, 2 công ty Phúc Tea và Care With Love đã ký Master Franchise cho thị trường Philiippines; Phở'S ký deal 3 store và quyền nâng cấp lên Master sau đó cho đối tác ở Philippines. Phúc Tea cũng đang tiếp cận thị trường nhượng quyền Indonesia và Malaysia.

Đối thủ nặng ký nhất "bể cá" Shark Nguyễn Phi Vân: Đầu tư vào 12 startup – 30% đi ra Đông Nam Á sau 1 năm, 'vô địch' trong lĩnh vực nhượng quyền- Ảnh 6.

Một hoạt động của Go Global để giúp các thành viên tiếp cận thị trường nhượng quyền Indonesia.

Bằng mối quan hệ sâu rộng, Shark Nguyễn Phi Vân đã làm được những gì đã hứa với các startup trong danh mục đầu tư của mình.

"Trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhượng quyền đã tăng gấp đôi và theo dự đoán của tôi thì nó sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong chỉ 5 năm tới. Vậy nên, từ năm 2024 tới 2027 sẽ là thời gian bùng nổ khủng khiếp của ngành nhượng quyền trên thế giới. Hiện tổng giá trị ngành nhượng quyền lên tới 2.900 tỷ USD, đến năm 2027, con số này sẽ là 4.400 tỷ USD.

Một yếu tố khác là khi GDP đầu người của một nước đạt 4.000 USD thì lúc đó thị trường nhượng quyền sẽ tiến tới với tốc độ rất nhanh. Kết hợp cả hai yếu tố này, ngành nhượng quyền được dự báo sẽ rất hấp dẫn trong tương lai. Tôi đến Shark Tank Việt Nam là để 'săn' startup có mô hình có thể nhượng quyền tốt, nên tôi muốn được gọi là 'Shark nhượng quyền'", Shark Nguyễn Phi Vân bày tỏ.

Ngoài ra, 'Cá mập" mới này sẽ đề cao những Founder có phần người nhiều hơn phần con, mô hình kinh doanh có thể nhượng quyền và go global. Chị cũng đánh giá cao những Nhà sáng lập có '3 biết' là biết mình đang đi đâu và sẽ về đâu, biết mình đang ở đâu để không định giá quá cao, biết tìm người dẫn dắt để cùng đi đến nơi mình cần đến.

"Tôi đã có 2 lời đề nghị đầu tư trên chương trình, một trong số đó là liên minh với Shark Bình", Shark Nguyễn Phi Vân tiết lộ.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM