Đọc vị người khác bằng ngôn ngữ cơ thể chỉ là trò may rủi, 3 cách này mới là phương pháp khoa học để khai thác thông tin

28/06/2020 16:26 PM | Sống

Hành vi của con người rất đa dạng, mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Không có một cuốn từ điển chung nào quy định về ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy, phương pháp quan sát ngôn ngữ cơ thể khó đem lại kết quả chính xác.

Đội ngũ an ninh của Thomas Ormerod đã phải thực hiện một thử thách khó khăn. Tại một sân bay giữa Châu Âu, họ phải phỏng vấn các hành khách về chuyến đi của mình. Ormerod đã cho một vài người đóng giả làm hành khách và bịa ra những câu chuyện về chuyến bay, đội an ninh sẽ phải tìm ra những người này. Thực tế, chỉ 1 trong số 1000 người là người nói dối, vì vậy đây quả là một thử thách khó nhằn.

Vậy, họ nên làm gì? Họ có thể lựa chọn cách quan sát ngôn ngữ cơ thể, nhưng đây là ý tưởng tồi. Rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng, dù là với những cảnh sát được rèn luyện nghiêm ngặt thì khả năng phát hiện tình nghi chỉ cao hơn chọn ngẫu nhiên một chút. Theo một khảo sát, chỉ 50 trên 20.000 người có thể đưa ra nhận định đúng với độ chính xác khoảng 80% bằng cách này, phần lớn còn lại thì chẳng khác nào chơi trò tung xu.

Đội ngũ của Ormerod đã chọn hướng đi khác và hầu như phán đoán đúng người nói dối, họ đã làm thế nào? Gạt bỏ hết những cách đọc tín hiệu và tập trung vào những phương pháp khoa học hơn.

Trong những năm qua, việc đọc ngôn ngữ cơ thể dần trở nên phổ biến để mọi người nhận biết trạng thái tâm lý hay đối phương có đang thành thật hay không. Một trong những ví dụ kinh điển được phát hiện nhờ quan sát ngôn ngữ cơ thể là tổng thổng Bill Clinton khi bị điều trần trong vụ việc ngoại tình với Monica Lewinsky, ông đã chạm vào mũi khi cố chối bỏ hành vi, đó là dấu hiệu cho thấy ông đang nói dối.

Timothy Levine – đại học Alabama tại Alabama cho rằng: "Khi phải che dấu điều gì đó sẽ khơi gợi những cảm xúc mạnh, khó có thể kiểm soát. Vì vậy, có cố giữ bình tĩnh đến đâu, con người vẫn để lộ ra những dấu hiệu dù là nhỏ nhất".

 Đọc vị người khác bằng ngôn ngữ cơ thể chỉ là trò may rủi, 3 cách này mới là phương pháp khoa học để khai thác thông tin  - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nhìn từ phía các nhà tâm lý học, khó có những dấu hiệu nào rõ ràng để chứng minh điều này. Hành vi của con người rất đa dạng, mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Không có một cuốn từ điển chung nào quy định về ngôn ngữ cơ thể.

Ormerod chia sẻ: "Không có dấu hiệu nhất quán nào thể hiện khi ta nói dối. Khi muốn che dấu gì đó, tôi cười một cách lo lắng, người khác thì trở nên nghiêm trọng hay cố tránh, chạm mắt đối phương, số khác thì lảng sang chủ đề khác".

Mặc dù không đem lại nhiều kết quả, vẫn có một số đơn vị dùng phương pháp này. Họ dùng những câu hỏi "Đúng/sai" để dò hỏi hành khách và cố quan sát từng hành vi có vẻ khả nghi. Ormerod  nói: "Việc này chỉ khiến họ không lắng nghe những gì đối phương nói, không suy nghĩ về độ tin cậy cậy chúng và cũng không quan sát được sự thay đổi trong hành vi – khía cạnh quan trọng khi muốn phát hiện lời nói dối".

Như vậy, cần phương pháp hiệu quả hơn là những quy chụp thiếu chứng cứ. Ormerod đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: chuyển sự chú ý của chúng ta từ những hành vi nhỏ nhặt nhất sang nội dung mà họ nói, nắm được trọng điểm và bắt thóp đối phương ở đó.

 Đọc vị người khác bằng ngôn ngữ cơ thể chỉ là trò may rủi, 3 cách này mới là phương pháp khoa học để khai thác thông tin  - Ảnh 2.

Ormerod và đồng nghiệp Coral Dando tại Đại học Wolverhampton đã xác định một loạt các nguyên tắc trò chuyện sẽ làm tăng cơ hội phát hiện ra sự lừa dối:

Dùng những câu hỏi mở: việc này khiến cho đối phương tự mắc bẫy trong chính những gì họ bịa ra.

Sử dụng yếu tố bất ngờ: hãy hỏi những câu hỏi bất ngờ mà họ không phòng bị hoặc khai thác kỹ các mốc thời gian trong câu chuyện của đối phương, họ sẽ khó giữ được bình tĩnh vì không biết phải trả lời ra sao.

Hỏi về những chi tiết nhỏ: trong khảo sát tìm ra người trà trộn giả làm hành khachs trên, đội ngũ an ninh đã hỏi về quang cảnh trên con đường đi làm nếu người đó nói họ đi đến đại học Oxford.

Quan sát sự thay đổi trong trạng thái tâm lý: hãy chú ý quan sát sự thay đổi biểu cảm, cử chỉ mỗi khi đặt câu hỏi. Họ có thể ăn nói lắp bắp, dông dài, không đi đúng trọng tâm câu hỏi,…

Mục đích ở đây là tạo ra một cuộc nói chuyện thông thường chứ không phải tra khảo, chất vấn. Dưới áp lực này, người nói dối sẽ tự nói ra những điều mâu thuẫn với câu chuyện của chính mình, hoặc cố lảng tránh, tông giọng thất thường,…

Ormerod nói phương pháp nói của ông có vẻ giống những cuộc trò chuyện bình thường, thế nhưng tác dụng nó mang lại rất bất ngờ. Trong khảo sát này, các hành khách giả được chuẩn bị vé, giấy tờ đúng quy trình, họ có khoảng 1 tuần để nghĩ ra câu chuyện của mình và được sắp xếp để khớp với câu chuyện của người khác. Kết quả là đội ngũ an ninh sử dụng các phương pháp của Ormerod có tỉ lệ tìm ra các hành khách giả mạo cao gấp 20 lần nhóm người dùng cách đọc ngôn ngữ cơ thể.

Levine, người không tham gia cuộc khảo sát nói nói rằng: "Đây là kết quả rất ấn tượng. Nó rất thực tế vì được thực hiện trong quy mô thật là sân bay".

An Phương

Cùng chuyên mục
XEM