Điều gì xảy ra sau mỗi lần chúng ta quẹt thẻ?
Hàng ngày, người tiêu dùng trên toàn thế giới sử dụng hàng triệu thẻ tín dụng, ghi nợ và trả trước để giao dịch. Với số lượng người sử dụng thẻ không tiếp xúc tại khu vực Châu Á/TBD gia tăng 49% qua các năm, người tiêu dùng đang ngày càng chọn lựa những phương thức thanh toán điện tử hiện đại thay vì thanh toán bằng tiền mặt.
Quẹt, nhúng, chạm và quét thẻ đã trở thành phương thức giao dịch hiệu quả và nhanh chóng. Được thực hiện với tốc độ chóng mặt chỉ trong nháy mắt, chúng ta khó có thể để ý những quy trình phức tạp nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn và thông suốt như thế nào.
Chỉ khi một giao dịch thanh toán gặp vấn đề, chúng ta mới bắt đầu suy nghĩ thẻ thanh toán hoạt động ra sao. Thực tế, có rất nhiều thứ diễn ra khi chúng ta quẹt thẻ. Và công nghệ đầu cuối giúp giao dịch vượt qua nhiều tầng kiểm soát và quyết toán rất là kỳ diệu.
Khi bạn đưa thẻ thanh toán tại một cửa hàng, xác thực là bước đầu tiên trong quy trình này. Bước này bao gồm xác thực thông tin nhận dạng của người thanh toán cũng như xác thực thẻ thanh toán.
Ngay sau đó, giao dịch được gửi đến để nhận ủy quyền từ ngân hàng (ngân hàng phát hành thẻ thanh toán). Những hành động này diễn ra chỉ trong vòng khoảng 130 mili giây! Một khi hoàn tất, phần quan trọng thứ hai của quy trình giao dịch - bù trừ và thanh toán - sẽ diễn ra.
Một lớp bảo vệ thanh toán khác được thiết lập. Giai đoạn này có thể mất đến hai ngày một khi việc mua sắm được thực hiện nhằm xác thực những chủ thể khác nhau liên quan đến quy trình thanh toán.
Đừng lo, bạn không cần phải chờ đợi 2 ngày tại cửa hàng - tất cả những việc này được thực hiện tại đầu cuối. Trước khi chúng ta nhận được biên lai thanh toán, thông tin thẻ thanh toán của chúng ta đã đi qua nhiều lớp kiểm soát và quyết toán để đảm bảo số tiền chúng ta thanh toán là chính xác!
Tăng cường thêm khả năng năng bảo mật
Theo ông Arn Vogels, giám đốc khu vực Đông Dương, MasterCard, một phần trách nhiệm an toàn thanh toán cũng nằm trên vai của chúng ta. Ngoài một chuỗi các lớp kiểm soát khác nhau để đảm bảo giao dịch thanh toán an toàn, chúng ta có thể tự bảo vệ theo những cách như sau:
- Nếu thẻ thanh toán của bạn rơi vào tay kẻ xấu, bạn có thể dễ dàng khóa thẻ đơn giản bằng cách gọi điện thoại. Điều này giúp bạn không bị mất tiền trên thẻ nếu bạn gọi điện thoại hủy thẻ trước khi giai đoạn bù trừ thanh toán diễn ra.
Và thậm chí nếu bạn không điện thoại kịp, thì cũng không cần phải lo lắng. Bạn luôn có thể nộp đơn yêu cầu hoàn tiền nếu có bất kỳ giao dịch thanh toán nào không được ủy quyền. Nếu ngân hàng có dịch vụ báo cáo qua tin nhắn, hãy nhớ đăng ký sử dụng dịch vụ này.
- Chip EMV (con chip kim loại, hình chữ nhật trên mặt trước của thẻ) có mặt trên hầu hết các thẻ thanh toán ngày nay, tạo nên một lớp bảo mật khác ở đầu cuối. Bằng cách nào?
Những con chip này gửi một đoạn mã ngắn, đặc biệt cho cửa hàng. Điều này giúp ngăn chặn hacker truy cập vào thẻ của bạn, giúp việc bảo mật thanh toán thẻ tăng thêm một bậc!
- Trong tương lại, ngoài chữ ký và số PIN, những phương thức xác thực thanh toán sinh trắc học - chỉ duy nhất một mình chủ thẻ có – sẽ trở nên phổ biến hơn. Những loại mật khẩu phức tạp và độc nhất này là một hàng rào bảo vệ mạnh mẽ chống lại những kẻ gian lận thẻ.
Ngoài ra, hãy luôn để mắt đến bất kỳ những điểm không nhất quán trên lịch sử giao dịch của bạn. Mỗi khi bạn quẹt hay chạm thẻ, hãy thử hình dung những lớp bảo mật và xác thực đang diễn ra như thế nào.