Đi tìm bản thân từ bài dạy của Khổng tử
Những gì chúng ta nghĩ về cơ bản là sản phẩm của các mô thức hành vi của chính chúng ta. Theo Khổng Tử, mỗi người chính là tổng thể hành động của người đó – và vì chúng ta có rất nhiều cách cư xử khác nhau, nên cũng có rất nhiều “bản thân” khác nhau.
Cuốn sách “The Path” của tác giả Michael Puett và Christine Gross-Loh vốn là một sản phẩm tất yếu từ khóa học mà Puett đang giảng dạy, “Lý thuyết Đạo đức và Chính trị Trung Hoa Cổ điển”. Cuốn sách này chứa đầy những kiến thức và tư tưởng uyên thâm cổ xưa giúp bạn nhìn lại những lựa chọn bạn đưa ra hàng ngày để có thể đưa đến hạnh phúc viên mãn hơn.
Trong cuốn sách này có một ý niệm cực kỳ đáng chú ý. Ý niệm này dựa trên những bài giảng của Khổng Tử, cụ thể là trong sách “Luận Ngữ”, vốn là một tuyển tập các cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và các học trò của mình.
Trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã nói: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên”. Nghĩa là dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân.
Các tác giả của “The Path” đã sử dụng một ví dụ trong đời sống thực tế thời hiện đại để minh họa cho ý nghĩa của lời dạy trên. Họ viết rằng những người đang có quan hệ tình cảm với nhau thường liên tục tạo dựng các thực tại bằng cách nói những “lời nói dối vô hại” – trong số đó, “Anh yêu em (hoặc Em yêu anh)” là phổ biến nhất.
Theo họ, chắc chắn các cặp đôi nói câu này hàng này không phải lúc nào cũng cảm thấy yêu người kia. Nhưng vì thế mà mối quan hệ được nuôi dưỡng nhờ những “nghi lễ” như vậy, nó giúp họ rời bỏ thực tế và đi vào một chiều không gian và ở đó dường như lúc nào họ cũng yêu nhau, trong từng khoảnh khắc. Vào thời điểm họ thể hiện tình yêu của mình bằng lời nói, họ thực sự đang yêu người kia.
Nói cách khác, trong một mối quan hệ lâu dài, cư xử theo cách bạn không thực sự cảm nhận cũng không có nghĩa là dối trá.
Về việc bạn tỏ ra không thật lòng, các tác giả cho rằng những lời dạy của Khổng Tử khi nhắc đến khái niệm “bản thân”, và những cảm xúc thật đi kèm, khiến nhiều người hiểu lầm.
Những gì chúng ta nghĩ về cơ bản là sản phẩm của các mô thức hành vi của chính chúng ta. Theo Khổng Tử, mỗi người chính là tổng thể hành động của người đó – và vì chúng ta có rất nhiều cách cư xử khác nhau, nên cũng có rất nhiều “bản thân” khác nhau.
Phá vỡ những hành vi theo thói thường, và thay thế chúng bằng những “nghi lễ” giả tưởng, là một cách để tái tạo lại chính mình.
Các tác giả cho biết: “Có một cách tiếp cận theo đạo Khổng là ghi lại các mô thức của bạn và sau đó tìm các thay đổi các mô thức đó. Theo thời gian bạn sẽ tiếp nhận một cách cư xử có tính xây dựng hơn thay vì bị dẫn dắt bởi những phản ứng cảm xúc bột phát của mình”.
Phương pháp này dễ dàng hơn khá nhiều so với việc cố gắng nhớ mọi thứ mình thích về người mình yêu. Hãy thay đổi hành vi của mình, cứ “giả tạo” nếu cần thiết, và cảm xúc cũng như vai trò của bạn trong mối quan hệ cũng sẽ theo đó mà thay đổi.
“Từng bước từng bước một, bạn sẽ tạo dựng nên nhiều đặc điểm mới ở bản thân mình mà bạn không biết được là chúng tồn tại, và bạn dần dần trở thành một người tốt hơn”.