Đi làm chỉ ngồi buôn chuyện, lướt Facebook, làm việc đối phó, rình tan làm trước sếp: Du lịch và nhảy việc chẳng giải quyết được gì đâu!

07/09/2018 08:15 AM | Sống

Kỳ vọng của bạn dành cho công việc không cao, chỉ mong không mắc sai lầm. Việc thăng chức và tăng lương đang ở rất xa, bạn cũng đã từng cân nhắc xem có nên thay đổi công việc hay không, nhưng mãi vẫn chưa có bất kỳ hành động nào.

Bạn đã suy nghĩ đến việc từ chức hàng trăm lần, nhưng vì đủ loại lý do bạn chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà không hành động. Đối với bạn mà nói, công việc này bỏ thì thương, vương thì tội. Tóm lại, nó khiến bạn mất đi hứng thú làm việc và động lực để phấn đấu mặc dù bạn vẫn còn trẻ.

Đi làm vài năm, có phải tình trạng hiện giờ của bạn là như thế nào? 

Mỗi ngày bạn đến công ty, mua bữa sáng rồi pha một tách trà, buôn chuyện vài câu với đồng nghiệp về giấc mơ tối hôm qua. Sau đó bạn mở máy tính lướt Facebook, đọc tin tức, bắt đầu công việc trong ngày một cách từ tốn. 

Kỳ vọng của bạn dành cho công việc không cao, chỉ mong không mắc sai lầm. Việc thăng chức và tăng lương đang ở rất xa, bạn cũng đã từng cân nhắc xem có nên thay đổi công việc hay không, nhưng mãi vẫn chưa có bất kỳ hành động nào. 

1. Mỗi ngày không muốn đi làm, không nhiệt tình với công việc. 

2. Ghét thứ hai, mong mỏi thứ sáu. 

3. Làm đến quen tay, ngày càng mất hứng thú với công việc.

4. Không hài lòng với nội dung công việc, nhưng không biết phải thay đổi thế nào. 

5. Không có năng lực cạnh tranh chính, ngày càng mông lung và lo lắng. Các triệu chứng trên hoàn toàn đúng với bạn? 

Xin chúc mừng, bạn đã bước vào “thời kỳ mệt mỏi tại nơi làm việc”. 

Mệt mỏi tại nơi làm hay còn gọi là kiệt sức nghề nghiệp (Job Burnout): Bạn đã suy nghĩ đến việc từ chức hàng trăm lần, nhưng vì đủ loại lý do bạn chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà không hành động. Đối với bạn mà nói, công việc này bỏ thì thương, vương thì tội. 

Tóm lại, nó khiến bạn mất đi hứng thú làm việc và động lực để phấn đấu mặc dù vẫn còn trẻ. Một cuộc khảo sát những người trẻ cho thấy, 77,1% số người được hỏi đã từng bị kiệt sức nghề nghiệp, 55,4% cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kiệt sức là áp lực công việc quá cao, 53,7% cho rằng nguyên nhân chính nằm ở công việc không có triển vọng thăng tiến và tăng lương. 

Để khắc phục tình trạng kiệt sức, 48,4% số người được hỏi đã đề xuất cho mình một kỳ nghỉ, 46,9% đề xuất tạo cho bản thân một vài sở thích. 

Nhưng, kỳ nghỉ không thể giải quyết mọi vấn đề, sau kỳ nghỉ dài càng khiến người ta chán ghét đi làm hơn; nhảy việc cũng không nhất thiết là một liều thuốc tốt, nếu như không muốn bản thân mình từ bỏ, thì bạn không thể dừng “uống thuốc” được. 

Tuy khoảng thời gian được nghỉ rất thoải mái và vui vẻ, nhưng đến khi nó sắp kết thúc, sẽ phát sinh “hội chứng lễ tết”. Bạn cảm thấy vui vẻ bao nhiêu từ kỳ nghỉ, cảm giác chán ghét đi làm của bạn sẽ mạnh mẽ bấy nhiêu. 

Đang vui chơi thỏa thích trên biển xanh cát trắng, nhưng vừa nghĩ đến lúc trở về phải đối mặt với một núi công việc, phút chốc bạn đã có cảm giác bỗng dưng muốn khóc. 

Mặc dù ngày nghỉ có hiệu quả nhất định với những nhân viên quá bận rộn và áp lực, nhưng khi đối mặt với nội dung hoặc hoàn cảnh công việc mà họ đặc biệt khó chịu, kể từ thời điểm trở lại sau kỳ nghỉ, thú vui từng trải và cảnh đẹp từng ngắm trong chuyến đi đều sẽ tan biến hết, chỉ còn lại sự bực dọc và bất mãn vô hạn với công việc. 

Đi làm chỉ ngồi buôn chuyện, lướt Facebook, làm việc đối phó, rình tan làm trước sếp: Du lịch và nhảy việc chẳng giải quyết được gì đâu!  - Ảnh 1.

Cái bạn ghét không phải là công việc, mà là công ty, nơi không tài nào thăng chức, tăng lương cho bạn 

Cùng một chức vụ, cùng một công việc, nhưng tại các công ty khác nhau sẽ thật sự ảnh hưởng đến tâm trạng của mỗi người. 

Trong một công ty làm việc thiếu nề nếp, lãnh đạo không chuyên nghiệp, ai cũng có thể chỉ tay ra lệnh với bạn, thật sự rất khó để nhân viên không muốn từ chức. 

Sếp chỉ biết hứa hẹn với cấp dưới, tuyên dương hành động làm thêm giờ, đồng nghiệp thì không hợp nhau, mỗi ngày bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để làm việc chăm chỉ, nhưng tiền lương và chức vụ lại không nhận được sự hồi đáp xứng đáng, chưa đầy 3 năm bạn sẽ trở thành một nhân viên với nỗi oán giận sâu sắc, mức độ mệt mỏi và năng lượng tiêu cực đã bùng nổ, hận không thể cho nổ luôn văn phòng. 

Một người bạn của tôi rời khỏi công ty mà anh ấy đã làm việc nhiều năm, vào làm cho một công ty Internet với mức lương cao. Mặc dù chức vụ như nhau, nội dung công việc cũng không thay đổi nhiều, nhưng anh ấy kiếm được nhiều tiền hơn. Công ty có những quy định rõ ràng, đồng nghiệp thân thiện, trạng thái của bản thân cũng tốt hơn trước rất nhiều. 

Đôi khi nói đến sự mệt mỏi tại nơi làm việc, điều thật sự khiến bạn mệt mỏi là một người sếp hẹp hòi, một công ty có những quy định không rõ ràng và mối quan hệ ngột ngạt với các đồng nghiệp.  

Đi làm chỉ ngồi buôn chuyện, lướt Facebook, làm việc đối phó, rình tan làm trước sếp: Du lịch và nhảy việc chẳng giải quyết được gì đâu!  - Ảnh 2.

Cái bạn ghét không phải công ty, mà chính là công việc này 

Một đồng nghiệp của tôi đang làm nghề quan hệ công chúng, mỗi ngày đều mệt mỏi với đủ loại yêu cầu và nhiệm vụ khó nhằn từ phía đối tác. Cô ấy cảm thấy không hề luyến tiếc với công ty này, vì thế đã đổi sang làm việc tại một công ty quan hệ công chúng khác. Vì ngành nghề và nội dung công việc đều không thay đổi, cái thay đổi chỉ là môi trường làm việc và những đồng nghiệp xung quanh, nhưng vẫn gặp các khách hàng tráo trở, cô ấy một lần nữa mất đi nhiệt tình với công việc này. 

Nếu như bạn không hài lòng với công việc hiện tại của mình, nhưng lại không có kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đây là trạng thái khủng khiếp nhất. 

Để bản thân không trở thành một người làm nghề nào lại ghét nghề đó, mời bạn tham khảo những gợi ý sau:

- Đầu tiên, đừng vội nhảy việc, thay đổi môi trường, cho dù tại công ty đó bạn không tài nào thoát khỏi sự chán nản trong công việc, tốt hơn là nhẫn nại một thời gian để xem bản thân có thể thay đổi suy nghĩ về công việc này hay không. 

- Thứ hai, bạn không thể chỉ làm việc qua loa ở chức vụ này, đầu tiên hãy làm tốt công việc để có thể tiếp tục kiếm tiền nuôi sống bản thân. Sau cùng, sử dụng khoảng thời gian ngoài công việc để phát triển sở thích của mình, suy nghĩ xem bản thân rốt cuộc muốn làm gì, hãy học tập và trải nghiệm nhiều hơn, tạo nhiều mối quan hệ, đừng sợ tốn tiền mời người khác một bữa ăn.

Tu An

Cùng chuyên mục
XEM