Đi họp lớp, chi phí hết 25 triệu đồng, bạn học giàu nói chia đều để thanh toán, cả lớp liền phẫn nộ
Khi bạn học tổ chức họp lớp nói rằng chi phí chia đều cho 25 người, các bạn học trong lớp đều bất mãn.
Bài chia sẻ của một tác giả về buổi họp lớp sau khi được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) đã thu hút nhiều sự chú ý.
***
Những ngày tháng đi học là khoảng thời gian đáng nhớ nhất với mỗi người. Lúc đó, không có áp lực, ai cũng đều hồn nhiên và sôi nổi, có lẽ đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất.
Điểm xuất phát của các bạn học cơ bản là như nhau nhưng mỗi bạn học lại có cách tiếp cận cuộc sống đại học khác nhau. Có bạn coi đại học là cơ hội để phát triển bản thân, chăm chỉ học tập và sau khi tốt nghiệp, tìm được công việc tốt. Có bạn lại xem đại học như một khoảng thời gian để tận hưởng, thiếu động lực và sự chăm chỉ, sau khi tốt nghiệp, họ chỉ tìm được một công việc bình thường. Nhiều năm sau, sự khác biệt giữa các bạn học ngày càng trở nên rõ rệt.
Sau khi tốt nghiệp, mỗi người một ngả, công việc bận rộn khiến các bạn học hiếm khi gặp nhau. Tuy nhiên, mỗi khi đến dịp nghỉ lễ, nhiều lớp sẽ tổ chức họp lớp.
Sau nhiều năm, quan điểm, suy nghĩ của các bạn trong lớp khác nhau rất nhiều nên có nhiều buổi họp lớp xảy ra việc bất đồng ý kiến như câu chuyện họp lớp của nhân vật Tiểu Lý dưới đây.
Gia đình của Tiểu Lý không khá giả, thành tích học tập ở đại học cũng không tốt, vì vậy sau khi tốt nghiệp, theo yêu cầu của cha mẹ, Tiểu Lý đã trở về quê nhà.
Tiểu Lý nhận được lời mời từ Tiểu Trương, một người bạn cùng lớp đại học. Tiểu Trương nói rằng đã lâu không gặp nhau, các bạn học nên họp mặt để trò chuyện, hàn huyên một chút. Tiểu Lý nghĩ rằng, mình cũng nhớ các bạn học cũ, nếu có thể cùng bạn học nói chuyện, ôn lại kỷ niệm ngày xưa thì cũng tốt, nên đã nhận lời tham dự.
Buổi họp lớp hôm đó của Tiểu Lý có 25 người bạn đến tham dự. Trong số đó, có người làm kinh doanh, quản lý, có người làm công chức, cũng có người làm ăn phát đạt, chỉ có 5 người, bao gồm cả Tiểu Lý, có mức lương không cao và cảm thấy rất tự ti.
Còn Tiểu Trương, người tổ chức buổi họp là bạn học giàu nhất lớp, vừa tốt nghiệp đã tiếp quản doanh nghiệp gia đình và trở thành lãnh đạo. Biết được hoàn cảnh của các bạn, Tiểu Lý cảm thấy không vui và đến khi thanh toán, cậu ấy càng không vui hơn.
Tổng chi phí ăn uống cho buổi họp lớp là 7000 NDT (khoảng 25 triệu đồng) nhưng Tiểu Trương là bạn học giàu nhất lại yêu cầu mọi người chia đều, điều này đã khiến nhiều bạn học tức giận và bất mãn. Buổi họp lớp kết thúc không mấy vui vẻ.
Tiểu Lý cũng cảm thấy rằng, những bạn học có điều kiện tốt, giàu có hoàn toàn có thể chi trả khoản chi phí này. Hơn nữa, buổi họp mặt này là Tiểu Trương khởi xướng, nếu thông báo trước về cách thanh toán thì bản thân Tiểu Lý đã không tham gia. Vì vậy, Tiểu Lý không hài lòng với yêu cầu này.
Theo quan điểm của tác giả, tình cảm giữa các bạn học là vô giá. Tuy nhiên, người tổ chức khi tổ chức buổi họp mặt nên đưa ra kế hoạch chi tiết, thống nhất cụ thể với các bạn học để tránh những tranh cãi không đáng có. Từ sự khác biệt hiện tại giữa các bạn học, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc học tốt, chăm chỉ trong thời đại học thực sự có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một người.
Đối với nhiều người, con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời là học tập. Muốn thu hẹp khoảng cách giữa các bạn học, cần có một tâm lý trưởng thành, phải trân trọng cơ hội và nỗ lực trong học tập.
Giữa những người bạn học tốt, thân thiết nên giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, đừng lúc nào cũng coi trọng lợi ích trong mọi chuyện. Nếu bạn học chỉ so đo từng chút một vì những chuyện nhỏ nhặt thì buổi họp lớp đó không còn ý nghĩa nữa.
Theo Toutiao