Đây là món ăn có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, lại còn giúp phòng tránh các biến chứng tiểu đường, ngay cả người khỏe mạnh cũng nên dùng
Dưới đây là một số món ăn/bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
Tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên, dễ gặp nhất ở người thừa cân béo phì, ít hoạt động, ăn uống quá độ và đôi khi do di truyền.
Triệu chứng ban đầu của tiểu đường không rõ ràng. Chỉ khi thấy tự nhiên sút cân (mặc dù ăn nhiều mà vẫn thấy đói) người bệnh mới đến bệnh viện thử đường huyết.
3 triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường bao gồm:
1. Ăn nhiều mà vẫn thấy đói, muốn ăn nữa.
2. Rất khát, uống nhiều mà vẫn không đã khát.
3. Đi tiểu nhiều, nước tiểu vàng đậm, có thể đục vàng.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất, ra nhiều mồ hôi, bệnh nặng có thể gây hôn mê.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, Đông Y quan tâm đến căn bệnh này từ rất sớm, thường căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng khác nhau mà đặt tên không giống nhau như tiêu khát, cách tiêu, phế tiêu...
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu không chữa ngay có thể sinh ngứa ngáy (nhất là xung quang bộ phận sinh dục), mụn nhọt, lở khắp mình, răng lung lay, rối loạn chức năng tim, phổi, thận, thần kinh, sức đề kháng kém, vết thương chậm lành… và các biến chứng nguy hiểm khác.
Theo lương y Sáng, khi đã xác định bị bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ triệt để các chỉ dẫn về lựa chọn thực phẩm ăn uống, kiểm soát trọng lượng và tập thể thao. Dưới đây là một số món ăn/bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
Những bài thuốc, món ăn hạ đường huyết tốt, tránh các biến chứng tiểu đường
1. Trứng gà
Luộc trứng gà, bóc vỏ, sau đó bỏ vào ly. Đổ giấm ngập (chọn được giấm thanh thì tốt). Ngâm 1-2 ngày, rồi bóc vỏ ăn hết. Đây là bài thuốc dân gian rất thần hiệu.
2. Lá lách heo
Bỏ màng mỏng ngoài của lá lách, rửa sạch, hầm chung với nước râu ngô (đã sắc trước, bỏ bã) cho chín kỹ. Ăn liên tục vài ngày là đường huyết giảm xuống (chú ý không cho xuống quá thấp).
3. Hạt me chua
Sao vàng hạ thổ (03 lần), sắc uống.
4. Bông mã đề
Thu hái, phơi âm can, rồi sắc uống như trà.
5. Dứa
Cách 1: Gọt, bỏ lõi, cho lá lách heo vào, nấu cách thuỷ rồi ăn.
Cách 2: Khoét núm dứa, bỏ lõi đi. Sau đó cho phèn chua vào, đậy nắp lại, lấy tăm ghim chặt, nướng trên than cùi cho cháy hết vỏ, nạo lấy ruột cho bệnh nhân ăn 1lần/ngày.
6. Dây mướp đắng
Phơi âm can, sao vàng hạ thổ, sắc uống.
7. Hạt kê
Sao vàng hạ thổ, nấu ăn.
8. Khế
Thái mỏng, phơi khô, dùng một vốc sắc với 1/2lít nước, chia uống trong ngày.
9. Lá của cây hồng (cây hồng ăn quả)
Phơi âm can, sắc uống thay trà.
10. Đậu xanh
Lấy 100g đậu xanh, 200g bí đao. Đem đi nấu canh, ăn nóng 1 lần/ngày. 3 ngày liên tục.
11. Cuống rau muống, râu ngô
Rửa sạch, nấu lấy nước uống.
Những quy tắc quan trọng để đường huyết không tăng cao đột ngột
1. Kiêng ăn chất béo.
2. Kiêng ăn chất có nhiều cholesterol như tôm, cua, sò, hàu.
3. Giảm thức ăn có tinh bột (cơm, gạo).
4. Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, đậu, khoai tây, cà rốt…
5. Kiêng đường và các chất có nhiều đường.
6. Nên ăn nhiều bữa.
7. Cố gắng giảm cân.
8. Kiêng rượu, bia.
9. Tập thể dục (tốt nhất là đi bộ).
10. Cẩn thận về răng. Những người bị tiểu đường rất hay sâu răng và nướu răng nên phải chăm sóc răng, đánh răng hàng ngày.
11. Cẩn trọng bàn chân. Người bị tiểu đường thường không có cảm giác nhạy cảm, nên khi hai bàn chân bị thương tích chảy máu thì không biết đau, máu ra nhiều mà không biết, vết thương lớn rất khó lành. Cho nên hằng ngày phải kiểm tra, kiểm soát bàn chân, giữ bàn chân ấm (mùa lạnh), sạch sẽ, khô ráo, tránh nhiễm trùng.
12. Người bị bệnh tiểu đường cần giữ cho tâm hồn thoải mái, không suy tư, lo nghĩ nhiều…để tránh hiện tượng đường huyết tăng cao đột ngột.