Đây là điều đầu tiên bạn nên làm khi bắt đầu một công việc mới

13/11/2017 08:41 AM | Kinh doanh

Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay đã đi làm được một khoảng thời gian, việc bắt đầu công việc mới luôn là trải nghiệm khó khăn. Nhờ bí quyết dưới đây của tác giả John D. Spooner, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

"Không quan trọng việc bạn sẽ làm gì hay đó có phải công việc bạn ưa thích hay không, hãy tìm hiểu xem em là người già nhất trong công ty hoặc là người đã làm việc ở đây lâu nhất”, John D. Spooner chia sẻ trong cuốn sách có tựa đề "No One Ever Told Us That: Money And Life Lessons For Young Adults" (tạm dịch: Không ai từng nói với chúng ta điều đó: Những bài học về Tiền và Cuộc sống cho người trẻ).

"Hãy mời họ ăn trưa. Vì họ vẫn tiếp tục cống hiến sau một thời gian dài làm việc, họ chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hay để chia sẻ”, Spooner khẳng định.

Spooner là cựu sinh viên đại học Harvard và tác giả có sách bán chạy nhất bảng xếp hạng Boston Globe. Ông được trang web đầu tư tài chính Barron's mệnh danh là một trong 100 cố vấn tốt nhất ở Mỹ.

Trong cuốn sách của mình, ông nhớ lại khoảng thời gian trước đây từng làm việc cho một hãng tài chính lớn. Nơi đây có nhiều nhân viên mới, "gần như tất cả đều khoảng cuối 20 đầu 30 và trông có vẻ lo lăng”.

Là một nhân viên dày dặn kinh nghiệm, Spooner thỉnh thoảng dừng lại để trò chuyện và chia sẻ kiến ​​thức với họ. Ông nhận thấy có nhiều kiến thức mà những người mới vào không biết.

"Chúng tôi đã nói về ngành tài chính đã thay đổi như thế nào trong những năm qua, về những gì họ cần chú ý và cách lên kế hoạch trong kinh doanh”.

“Không ai nói với họ những điều này. Họ chẳng biết gì về cơ cấu của tổ chức, những thử ảnh hướng đến thị trường chính khoán bên cạnh mấy tin tức hàng ngày hay làm thế nào để xây dựng sự nghiệp thành công”.

Spooner cho rằng thông qua các cuộc nói chuyện với người có kinh nghiệm, nhân viên mới sẽ học hỏi được nhiều điều. Ông khuyên những người mới không nên chờ đến khi ai đó chủ động chỉ bảo họ, ngược lại, hãy tìm cách tiếp cận những người này.

“Họ sẽ cho bạn cái nhìn và sự đánh giá chuyên sâu về công việc bạn đang làm. Các kiến thức này quý giá hơn những buổi định hướng chung chung hay các cuộc họp nhàn chán bạn vẫn phải tham dự”, Spooner viết trong cuốn sách của mình.

Trên thực tế, xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nơi công sở là một ý tưởng thông minh. Annie McKee, cố vấn quản trị cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, tác giả cuốn sách "How to Be Happy at Work: The Power of Purpose, Hope, and Friendship", (tạm dịch: Làm thế nào để Hạnh phúc trong công việc: Sức mạnh của Mục đích, Hy vọng và Tình bạn) cũng chia sẻ như sau: “Chúng ta nên cố gắng xây dựng mối quan hệ thân tình với các đồng nghiệp thay vì lẩn tránh họ. Việc này giúp chúng ta củng cố tinh thần, có sức mạnh để đương đầu với những gì sắp đến, dù cho đó là một cơ hội thú vị, một thách thức hay thậm chí là khủng hoảng”.

Để xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp, mỗi người có thể vận dụng những nguyên tắc cơ bản như: không xen vào chuyện đời tư cá nhân hay ngồi lê đôi mách về đồng nghiệp; tích cực dành tặng những lời khen ngợi, khích lệ chân thành; giúp đỡ nhiệt tình khi đông nghiệp cần đến mình hoặc chia sẻ những thông tin có ích cho công việc chung; khi có những tranh chấp hoặc xung đột xảy ra, hãy cố gắng tôn trọng ý kiến của người khác và giải quyết các mâu thuẫn trong hòa bình…

Nhật Anh

Cùng chuyên mục
XEM