Đây là cách những người sáng tạo luôn ngập tràn ý tưởng còn bạn thì không

16/08/2018 15:35 PM | Kinh doanh

Để sáng tạo hơn, bạn phải học cách quan sát mọi điều diễn ra quanh mình.

Sàn nhà tại cửa hàng của Apple làm từ gì? Có màu gì? Hàng triệu người đã từng bước đi trên sàn một cửa hàng của Apple nhưng lại không thể trả lời hai câu hỏi đó. Tại sao ư? Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường chỉ nhìn chứ không quan sát. Và để sáng tạo hơn, bạn phải học cách quan sát mọi điều diễn ra quanh mình.

Tin tốt nếu bạn muốn điều khiển tăng khả năng quan sát là việc này không hề tốn kém và dễ thực hiện. Bất cứ ai có một tư duy thích hợp cũng có thể làm được. Đầu tiên, mấu chốt không nằm ở điều bạn tin hay biết; càng không phải ý kiến của bạn; mà là có được câu trả lời cho những kiểu câu hỏi riêng biệt. 

Hãy vờ như bạn là phó chủ tịch phụ trách marketing của Whole Foods, hay có thể là một đối thủ, thậm chí là một người trong đội ngũ của công ty marketing Whole Foods thuê. Chúng ta đều biết thị trường hàng tạp hóa đang dần tăng tính cạnh tranh. Có thể làm việc nào theo cách khác đi? Điều gì có thể làm tăng độ hài lòng của khách hàng hoặc doanh số? Làm thế nào để khích lệ tinh thần nhân viên? Tưởng tượng bạn sẽ ghé thăm một cửa hàng của Whole Foods trong vài tiếng tới. Đó là một cửa hàng trước đây bạn từng tới 20 lần. Chỉ có điều đây là lần đầu tiên bạn tới để quan sát và trả lời những câu hỏi đơn giản sau:

• Bạn thấy những gì?

• Bạn ngửi được những mùi gì?

• Bạn nghe thấy những tiếng gì?

• Mọi người đang làm gì?

• "Không khí" nơi này ra sao?

• Có những ai ở đây?

• Mục đích của nơi này là gì?

• Sàn nhà có màu gì? Còn tường thì sao?

• Nơi này mang lại cho bạn "cảm giác" gì?

• Điều gì khiến bạn chú ý tới ngay từ lần đầu tiên?

• Có điều gì còn thiếu?

• Nơi này có nhộn nhịp không? Nếu có thì tại sao? Nếu không, tại sao?

• Bạn sẽ dùng những từ ngữ mô tả nào để liên tưởng tới nơi này?

Với hiện tượng quan sát, bạn đều có thể tạo ra một danh sách vô số những câu hỏi. Có điều hãy đảm bảo những câu hỏi thật đơn giản và giới hạn số câu hỏi dưới 20. Nếu bạn đã có sẵn một mục tiêu trong đầu cũng không sao, nhưng bạn cần phải duy trì một tư duy mở, nếu không bạn không thể nào thật sự quan sát – bạn sẽ chỉ thấy những điều mình muốn hoặc mong chờ được thấy thôi. 

Đây là vài nguyên tắc đơn giản sẽ bạn rèn luyện được kỹ năng này của chính mình:

Bạn tới để quan sát những điều "bình thường". Đừng mải mê tìm kiếm một điều đặc biệt. Sự thật ngầm hiểu ẩn giấu trong những điều bình thường mới là thứ bạn thật sự đang tìm kiếm. Không có việc gì mọi người làm là "tự nhiên" cả. 

Bạn có thể theo dõi mọi người ghé vào một cửa hàng bán lẻ. Họ bước vào, nhìn xung quanh để xem sẽ làm gì tiếp theo, bước tới một quầy trưng bày hoặc đi dọc theo một gian hàng, có lẽ là chọn một, hai món đồ và so sánh giá. "Tất nhiên rồi", bạn sẽ thầm nhủ, "là tôi thì tôi cũng sẽ làm vậy. Lẽ thường thôi mà." Việc quan sát điều họ làm chỉ là "sự thật" đầu tiên về việc họ thật sự làm. Có vậy thôi.

Đây là cách những người sáng tạo luôn ngập tràn ý tưởng còn bạn thì không - Ảnh 1.

Những điều bạn bắt gặp đã có thể xảy ra theo cách khác. Các vị khách mua hàng có thể dành nhiều hay ít thời gian hơn để xác định việc tiếp theo mình sẽ làm. Họ có thể bước dọc theo một gian hàng khác. Họ có thể chọn nhiều đồ hơn, hoặc không nhiều tới thế. Họ có thể nhờ nhân viên cửa hàng giúp đỡ. Họ có thể, nhưng họ lại không làm vậy. Cần có một lời giải thích cho những việc họ đã làm. 

Hãy bắt đầu chú ý tới các quy tắc: Có phải hầu hết mọi người đều mất một lúc mới biết kế đến mình sẽ làm gì khi bước vào cửa hàng không? Họ đứng ở đâu khi làm việc này? Họ nhìn vào nơi nào? Họ thấy gì ở đó? Có gì đó trong không khí cửa hàng khiến họ làm mọi việc theo cách hiện tại không? Cách họ hành động có phải là cách tối ưu theo ý muốn của bạn không? Hãy quan sát những "kẻ phá luật". Họ là ai? Họ đang làm trái những quy tắc nào? Khi nhận ra rằng tất cả những việc mọi người làm đều là kết quả của một điều gì đó, bạn mới có thể bắt đầu tìm kiếm điều đó. Có lẽ đó là điều nằm ở họ. Hoặc ở một người ở bên họ. Hoặc môi trường của họ. Hãy tìm một điều đơn giản khiến mọi người làm việc hiện tại.

Đừng coi nhẹ những điều dễ thấy. Lấy điều dễ thấy nhất bạn từng quan sát ra làm ví dụ nhé. Có thể là việc bạn theo dõi mọi người chờ xe sửa xong và họ "không làm gì hết". Có khi họ ngủ gục trong khu vực chờ. Có khi suốt thời gian đó họ chỉ tỏ rõ vẻ buồn chán. Có khi họ dùng điện thoại. Hãy tự hỏi mình lý do họ chán chường tới vậy – và đừng quên sự buồn chán không tự nhiên mà có. Con người là những sinh vật tò mò nhất thế gian.

 Phòng chờ có ti vi, đủ loại tạp chí và báo, mấy thứ quảng cáo và trưng bày vài mẫu xe mới. Tại sao họ lại không quan tâm tới bất kỳ điều nào trong số đó? Họ có quan tâm tới điều gì không? Cũng không hẳn; tức là họ có đứng dậy, kiểm tra xem xe đã sửa tới đâu, rồi lại ngồi xuống. Nhưng có lẽ chỉ vậy thôi: Họ chỉ quan tâm tới chiếc xe của mình. Họ muốn "xem" điều đang diễn ra với xe mình! Và đó là tất cả những gì họ muốn thấy. 

Không phải điều đó thật hiển nhiên sao? Thế nếu đại lý của bạn có một phòng chờ ở tầng hai, toàn bộ tường lắp kính nhìn được trọn vẹn khu vực sửa chữa thì sao? Nhìn thấy những chiếc xe của mình được sửa chữa có khiến mọi người bớt lo lắng và vừa lòng hơn không?

Các tiểu tiết cũng quan trọng. Hãy ghi chép rõ ràng, chính xác. Hình dung từng chút một. Nghĩ về những nơi mọi người đi, đứng, ngồi và nhìn. Khoảng thời gian. Việc họ làm. Bạn đồng hành. Ghi chép lại mọi hoạt động nhỏ. Sau khi "luôn nêu ra những điều dễ thấy", điều quan trọng nhất bạn có thể học tiếp theo là "xác định toàn bộ hoạt động".

"Toàn bộ hoạt động" chính là chìa khóa. Hãy coi mọi hoạt động của khách hàng là những vòng tròn đồng tâm bối cảnh. Việc dừng xe mua xăng sẽ xếp vào vòng tròn "trên đường đi đâu đó", bao quanh bên ngoài là vòng tròn "trên đường tan làm về nhà", cứ tiếp tục như vậy. Hầu hết các dự án nghiên cứu đều xem xét những đơn vị hoạt động đơn lẻ như bơm xăng, dọn bếp hay ghé vào một cửa hàng bán đồ ăn nhanh phục vụ xe đi qua; nhưng đây thông thường không phải toàn bộ hoạt động. 

Toàn bộ hoạt động là một loạt các hành vi bao gồm những đơn vị nhỏ này cộng thêm ít nhất một lớp bối cảnh. Đó chính là "chuyện đang xảy ra" từ góc nhìn của người tiêu dùng, có thể rất khác với điều bạn nghĩ. Để biết được toàn bộ hoạt động, hãy xem xét cách mọi người tham gia hoạt động bạn đang cố quan sát và cách họ kết thúc. Điều gì xảy ra ngay trước và ngay sau đó? Bằng cách nào họ khiến bạn trở nên thích thú? Họ mang theo ai hoặc vật gì? Họ vui vẻ, buồn bã hay vội vã? Họ rời đi thế nào? Họ mang đi và bỏ lại thứ gì?

Nếu những vòng tròn đồng tâm về hoạt động của khách hàng này giống như một hồng tâm lớn có nhiều vòng tròn xung quanh, hãy để mũi tên tìm đến mục tiêu chứ đừng làm ngược lại.

Những điều dễ thấy nhất thật hiển nhiên. Vấn đề là khi ngẫm lại, ta mới thấy chúng thật hiển nhiên, bối cảnh sẽ không hiện ra cho tới khi ta quan sát thật sự. Bạn muốn quan sát của bạn thu được thành công chắc chắn không? Thử theo dõi và bắt chuyện xem. Bạn có thể quan sát mọi người cả ngày và sẽ thu được vài sự thật ngầm hiểu. Nhưng hãy kết hợp quan sát với việc giao tiếp cùng khách hàng và đưa ra cho họ vài câu hỏi đơn giản, không mang tính dẫn dắt. Tại sao hôm nay bạn lại tới đây? Bạn tự mình lái xe tới sao? Bạn đi theo đường nào? Hôm nay bạn định mua gì? Có thứ gì bạn chưa tìm thấy không? Hãy nhớ tới câu nói: "Khách hàng không phải luôn đúng song tuyệt đối không bao giờ sai."

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM