Đây là cách mà những chiếc xe của Google có thể chạy trên đường mà không cần người lái

05/04/2016 14:50 PM | Công nghệ

Người dùng có lẽ đang rất mong đợi về sản phẩm thú vị này của Google. Nhưng thực tế nó có phương thức hoạt động như thế nào và liệu có thật sự an toàn cho người sử dụng?

Xe tự lái thực tế đã có mặt trước đó

Phần lớn những công nghệ tự xử lý được sử dụng trong chiếc xe tự lái của Google đều đã được đi vào hoạt động từ trước đó.

Các chức năng như phanh tự động của chiếc Volkswagen hay tự động đỗ xe song song của chiếc Ford Focus đều đã được xây dựng dựa trên bộ cảm biến tiệm cận hỗ trợ đỗ xe đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.


Đỗ xe tự động là một công nghệ không mới, nhưng là nền tảng cho những chiếc xe tự lái của Google.

Đỗ xe tự động là một công nghệ không mới, nhưng là nền tảng cho những chiếc xe tự lái của Google.

Công thức để có được kết cấu khung cho xe tự lái đơn giản chỉ là kết hợp những bộ cảm biến trên với công nghệ tự điều khiển dùng trong việc đỗ xe, thêm vào đó công nghệ kiểm soát hành trình thông minh - loại công nghệ có lẽ không còn quá mới lạ.

Một chiếc xe có bao nhiêu bộ cảm biến?

Xe tự lái của Google mang tất cả 8 bộ cảm biến.

Trong đó đáng chú ý nhất là bộ đo laser xoay tròn nằm trên nóc xe - một camera sử dụng chuỗi từ 32 tới 64 tia laser để đo khoảng cách của các vật thể xung quanh, từ đó xây dựng một bản đồ 3D với khoảng cách 200m, giúp chiếc xe có thể "nhìn thấy" các chướng ngại vật.


Một chiếc xe tự động của Google với bộ đo khoảng cách bằng laser trên nóc xe.

Một chiếc xe tự động của Google với bộ đo khoảng cách bằng laser trên nóc xe.

Ngoài ra chiếc xe còn có một camera tiêu chuẩn khác, "nhìn" thẳng qua kính chắn gió phía trước, giúp phát hiện các chướng ngại vật ở gần như người đi bộ, đi xe đạp hay những ô tô khác, đồng thời đọc các biển báo và đèn giao thông.

Với xe máy, radar gắn tại cản trước và sau của xe kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thông minh để nắm bắt tình hình.

Về phần ngoài, chiếc xe có một ăng-ten định vị gắn phía sau giúp thu nhận các thông tin về vị trí địa lý từ những vệ tinh GPS, và một bộ cảm biến siêu âm nằm trên một trong hai bánh sau giúp giám sát chuyển động của xe.

Ở bên trong, chiếc xe có cao độ kế, con quay và một tốc độ kế nhằm đưa ra những tính toán chuẩn xác hơn về vị trí của xe. Điều này giúp chiếc xe có được những thông tin với độ chính xác cao để vận hành một cách an toàn.

Xe tự lái của Google hoạt động như thế nào?

Chiếc xe này không thể hoạt động chỉ dựa trên một bộ cảm biến duy nhất. Ví dụ như dữ liệu GPS không thể đủ chính xác để giúp chiếc xe chạy được trên đường, chưa nói đến việc chạy đúng làn. Thay vào đó, chiếc xe sử dụng dữ liệu từ tất cả 8 bộ cảm biến được kết hợp bởi phần mềm của Google để giúp người dùng di chuyển an toàn.

Các dữ liệu mà phần mềm đó tiếp nhận được sử dụng để xác định chính xác những người tham gia giao thông khác trên đường và hành vi lái xe của họ, thêm vào đó là những biển báo phổ biến trên đường cao tốc.


Ngoài các cảm biến, phần mềm cũng là một bộ phận quan trọng giúp xe tự lái của Google học thêm kinh nghiệm và lái an toàn hơn.

Ngoài các cảm biến, phần mềm cũng là một bộ phận quan trọng giúp xe tự lái của Google "học" thêm kinh nghiệm và lái an toàn hơn.

Ví dụ, chiếc ô tô này có thể xác định một chiếc xe đạp phía trước và nhận định được việc chiếc xe đó sắp chuyển hướng nếu có một cánh tay được giơ ra, từ đó nó sẽ tự động giảm tốc độ giúp chiếc xe đạp có khoảng cách để di chuyển an toàn.

Những chiếc xe này được thử nghiệm như thế nào?

Có ít nhất 10 phương tiện tự điều khiển của Google đang được cho chạy thử nghiệm trên những con đường riêng và từ năm 2010 đã được chạy trên đường giao thông công cộng.

Mỗi chiếc xe chạy thử luôn có 2 người ngồi bên trong: một lái xe có trình độ chưa từng mắc lỗi giao thông sẽ ngồi ở ghế lái để điều khiển chiếc xe bằng cách vòng lái hay đạp phanh, và một kỹ sư của Google ngồi ở ghế phụ để kiểm soát hoạt động của phần mềm.

4 bang của nước Mỹ đã thông qua luật lệ cho phép xe tự lái hoạt động trên đường, nhờ đó Google đã thử nghiệm sản phẩm của mình trên các đường cao tốc và các con phố ở ngoại ô.

Sebastian Thrun, kỹ sư phần mềm của Google giải thích: "Bằng cách đưa ra trước về các tuyến đường cũng như điều kiện đường xá, phần mềm sẽ có thể làm quen trước với môi trường cũng như các đặc tính khác của nó.".

Vậy loại xe này có thực sự an toàn?

Phía người ủng hộ công nghệ này đã nhanh chóng đưa ra những số liệu để chỉ ra rằng việc điều khiển những chiếc xe hơi bình thường là rất nguy hiểm: theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, trong năm 2013 đã có 1.730 người thiệt mạng và 185.540 người khác bị thương vì những vụ tai nạn ô tô.

Con số những người thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên toàn cầu thực sự còn đáng sợ hơn nữa: 1.2 triệu người vào năm ngoái. Google cho rằng 90% những tai nạn này gây ra bởi lỗi xử lý của con người.

Vào tháng Tư này, Google đã công bố rằng những chiếc xe tự lái của hãng đã đi được 700.000 dặm (tương đương 1,12 triệu ki-lô-mét) mà không gây ra bất cứ tai nạn nào - trong đó có một trường hợp bị đâm từ phía sau nhưng lỗi nằm ở người lái xe kia.

So với quãng đường tổng tất cả những chiếc xe ô tô ở Anh đi được trong vòng một năm (năm 2010 là gần 267 tỉ dặm) thì số liệu mà Google đưa ra vẫn chỉ là một con số rất nhỏ, nhưng việc những chiếc xe tự lái của công ty này cho đến giờ vẫn không hề gây ra tai nạn là một việc rất đáng khích lệ.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM