Đây là 2 căn bệnh "độc ác, đáng sợ" hơn cả ung thư

17/06/2016 19:09 PM | Sống

Căn bệnh nào còn đáng sợ hơn cả ung thư? Cuộc khảo sát ở Anh sẽ đưa ra câu trả lời.

Theo một cuộc khảo sát với 2.000 người trưởng thành ở Anh do Tổ chức từ thiện Sue Ryder thực hiện, khi được hỏi căn bệnh nào đáng sợ nhất, 45% trả lời đó là những căn bệnh rối loạn thần kinh .

Chỉ có 35 % số người được hỏi sợ căn bệnh mang tên ung thư . 2% trả lời là bệnh tim mạch vành- nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Anh và trên toàn thế giới.

Rối loạn thần kinh là kết quả bị tổn thương não, cột sống hoặc các dây thần kinh. Lí do khiến những người được khảo sát sợ những bệnh rối loạn thần kinh nhất là vì chất lượng cuộc sống kém và mất sự độc lập do bệnh gây ra.

Trong số những bệnh rối loạn thần kinh, bệnh rối loạn thần kinh vận động (ALS) mà nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking mắc phải là đáng sợ nhất vì gánh nặng gây ra cho người thân và xã hội.

Tiếp đến là bệnh Parkinson , bệnh Huntington hoặc bệnh đa xơ cứng (MS) do sợ bị cô lập trong xã hội.

Tổ chức từ thiện này cho biết phải nâng cao nhận thức của người dân,về những căn bệnh rối loạn thần kinh.

"Chúng tôi hiểu nỗi sợ hãi của cộng đồng với những căn bệnh rối loạn thần kinh. Bởi chúng tác động lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, sự độc lập và khả năng giao tiếp.

Chúng tôi cũng biết cuộc sống hạn chế của bệnh nhân rối loạn thần kinh không phải là cuối con đường. Chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh có thể giúp bệnh nhân thích ứng và sống một cách đầy đủ nhất có thể".

Muhammad Ali và Billy Connolly đều bị mắc bệnh Parkison.

Nhiều nhân vật nổi tiếng như Stephen Hawking, Đức Giáo hoàng John Paul II (1920-2005), võ sĩ nổi tiếng Muhammad Ali (1942-2016 và diễn viên hài Billy Connolly đều bị chẩn đoán mắc bệnh rối loạn thần kinh.

Tuy nhiên, họ vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, cống hiến hết mình cho xã hội và qua đời trong sự vinh danh của toàn thế giới.

Không những thế, cuộc chiến bền bỉ chống lại căn bệnh hiểm nghèo của những người nổi tiếng này đã khiến họ trở thành một minh chứng kỳ diệu cho sức sống của con người.

Bệnh rối loạn thần kinh vận động (ALS)

Bệnh ALS khiến cho các tế bào thần kinh vận động tức là các neuron phụ trách hoạt động và sức mạnh của các cơ bắp, không truyền được tín hiệu tới các cơ bắp như chân, tay, ngực…

Theo đó, khi tế bào cơ không nhận được xung động tín hiệu của não và tủy, chúng mất dần sức mạnh. Theo thời gian, cơ teo dần và cuối cùng là chết hoàn toàn.

Một bệnh nhân ALS đang được điều trị tại nhà.

Những triệu chứng ban đầu của ALS thường xuất hiện ở chân, cánh tay, cổ họng hay phần ngực trên.

Ban đầu, người bệnh thường hay bị ngã mà không có lý do, tiếp đến khả năng điều khiển tay yếu dần và khó nuốt khi ăn.

Thông thường, người mắc ALS chỉ sống được thêm từ 3 - 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Cho tới nay, chưa có một phương thuốc đặc trị nào giúp chữa lành hoàn toàn căn bệnh này.

Ông hoàng vật lý thế giới Stephen Hawking vẫn kiên cường chống chọi bệnh tật suốt hơn 50 năm qua, dù được bác sĩ chẩn đoán là chỉ có thể sống thêm 2 năm sau khi phát hiện bệnh ALS.

Bệnh Parkison

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa não bộ gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Parkinson cũng thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động.

Đặc điểm của chứng này là cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp, trường hợp nặng có thể mất đi một số chức năng vận động, rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ.

Dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Khi bệnh tiến triển, nó phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt dopamine, một chất truyền thần kinh có thể gửi tín hiệu lên não để điều khiển vận động.

Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh Parkinson.

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 6,5 triệu người mắc bệnh. Bệnh thường khởi phát lúc 60 tuổi nhưng có khoảng 10% bệnh nhân khởi phát bệnh trước 45 tuổi.

* Tổng hợp từ nhiều nguồn

Cùng chuyên mục
XEM