Đầu tư vào AI và Internet of Thing, các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số sẽ hưởng lợi gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau

16/03/2018 21:15 PM | Kinh doanh

84% các tổ chức trong khu vực đã và đang trong cuộc hành trình chuyển đổi số, tuy nhiên, chỉ có 7% là các doanh nghiệp tiên phong. Và các doanh nghiệp tiên phong có những yếu tố rất khác biệt.

Chuyển đổi số sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỷ đô vào GDP của châu Á Thái Bình Dương, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 0,8% theo nghiên cứu mới nhất vừa được công bố hôm nay. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Microsoft và IDC Châu Á Thái Bình Dương, mang tên: “Giải mã những ảnh hưởng kinh tế của Chuyển Đổi Số tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”.

Nghiên cứu cho thấy một sự tăng tốc kinh ngạc của Chuyển đổi số trên các nền kinh tế châu Á. Vào năm 2017, khoảng 6% GDP của khu vực đến từ các sản phẩm và dịch vụ số, thông qua việc sử dụng các công nghệ số như di động, đám mây, vạn vật kết nối (IoT) và trí thông minh nhân tạo (AI). Con số này sẽ tăng lên đến 60% vào năm 2021.

Nghiên cứu được thực hiện với 1.560 những người đứng đầu các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc 15 nước trong khu vực, nhằm tìm hiểu sự thay đổi đột phá mà chuyển đổi số sẽ đem lại cho các mô hình kinh doanh truyền thống.

Các đáp viên xác nhận 5 lợi ích chính mà chuyển đổi số mang lại cho họ là:

- Cải thiện biên lợi nhuận

- Gia tăng năng suất

- Sự ủng hộ từ khách hàng

- Giảm chi phí

Đầu tư vào AI và Internet of Thing, các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số sẽ hưởng lợi gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau - Ảnh 1.

Tăng doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới

Theo kết quả nghiên cứu, những doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu nhìn thấy 15-17% những ưu đãi này ngay ngày hôm nay. Con số này sẽ là hơn 50% vào năm 2020, trong đó, lợi ích được dự đoán sẽ tăng nhiều nhất là sự ủng hộ từ khách hàng.

 “Chuyển đổi số mang lại những ảnh hưởng tích cực và đo lường được cho nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, nơi mọi tổ chức đều nhận thấy sự cần thiết để trở thành tổ chức số,” ông Ralph Haupter,  Chủ tịch Microsoft Châu Á cho biết. “Rất nhiều khách hàng của chúng tôi có nhu cầu triển khai những công nghệ mới nổi như trí thông minh nhân tạo vào một phần của các bước chuyển đổi số khởi đầu, và điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn nữa.”

Các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số tại Châu Á Thái Bình Dương sẽ hưởng những cơ hội kinh tế khổng lồ.

84% các tổ chức trong khu vực đã và đang trong cuộc hành trình chuyển đổi số, tuy nhiên, chỉ có 7% là các doanh nghiệp tiên phong. Đó là những tổ chức đã có chiến lược chuyển đổi số hoàn thiện hoặc tiến bộ, với ít nhất 1 phần 3 doanh số đến từ các sản phẩm và dịch vụ số. Hơn nữa, những công ty này đã bước đầu nhìn thấy được 20-30% những ưu đãi về mặt lợi ích trên các phương diện kinh doanh từ những chuyển đổi ban đầu của họ.

Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau, và những lợi ích đó sẽ càng rõ nét hơn vào 2020. Gần một nửa các doanh nghiệp tiên phong (48%) có chiến lược chuyển đổi số hoàn chỉnh.

 “Chuyển đổi số đang diễn ra vô cùng nhanh chóng, và IDC dự đoán rằng vào năm 2021, ít nhất 60% GDP của khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ là số hoá, với sự phát triển tại các ngành xuất phát từ các ưu đãi kỹ thuật số, vận hành và quan hệ. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệo theo sau, với sự khả quan trong năng suất, giảm chi phí và ưu ái từ khách hàng. Để luôn ở thế thượng phong, các doanh nghiệp phải ban hành hệ thống đo lường mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và thiết kế lại nền tảng công nghệ.” – ông Daniel-Zoe Jimenez, Giám Đốc nghiên cứu chuyển đổi số trong thực tế, IDC Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Đầu tư vào AI và Internet of Thing, các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số sẽ hưởng lợi gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau - Ảnh 2.

Năm yếu tố khác biệt giữa các doanh nghiệp tiên phong và các doanh nghiệp khác ở Châu Á Thái Bình Dương:

Doanh nghiệp tiên phong quan tâm hơn đến đối thủ và các công nghệ đột phá mới

Nền kinh tế số đã mang đến nhiều đối thủ mới, cũng như các công nghệ đột phá như trí thông minh nhân tạo, góp phần thay đổi các mô hình kinh doanh.

Doanh nghiệp linh hoạt và văn hoá sáng tạo là những mục tiêu chính

Khi đối mặt với các vấn đề trong kinh doanh, các doanh nghiệp tiên phong chú trọng việc thiết lập một văn hoá của sự linh hoạt và sáng tạo để cạnh tranh với đối thủ. Ngược lại, các doanh nghiệp khác lại quan tâm đến việc cải thiện năng suất lao động và lợi nhuận.

Đo lường thành công của chuyển đổi số

Các tổ chức của khu vực châu Á Thái Bình Dương đã bắt đầu sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) mới để có thể đo lường tốt hơn kết quả của các hoạt động chuyển đổi số, như hiệu quả của quy trình, vốn dữ liệu và sự ủng hộ của khách hàng với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS). Bởi vì các tổ chức nhận thấy tiềm năng của dữ liệu như là nguồn tài nguyên mới cho nền kinh tế số, các doanh nghiệp tiên phong luôn quan tâm nhiều hơn đến việc tận dụng dữ liệu để tăng doanh thu và năng suất, và thay đổi mô hình kinh doanh.

Các doanh nghiệp tiên phong biết rõ các rào cản trên hành trình chuyển đổi số

Bên cạnh các rào cản lớn là kỹ năng kỹ thuật số và an ninh mạng, các doanh nghiệp tiên phong cũng đã xác định sự cần thiết trong việc tăng cươngf khả năng dữ liệu thông qua việc sử dụng các phân tích tiên tiến để đưa ra những kế hoạch thực hiện cho các nền kinh tế đang phát triển.

Doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm cơ hội đầu tư vào AI và Internet of Things

Các công nghệ đột phát như AI (bao gồm dịch vụ nhận thức và người máy) và IoT là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp tiên phong sẽ đầu tư vào trong năm 2018. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) để đào dữ liệu cho các kế hoạch thực hiện khác.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM