Đối tác của Apple không hứng thú với việc chuyển cơ sở sản xuất sang Mỹ

30/12/2016 12:17 PM | Công nghệ

Ngoại trừ Foxconn, các nhà sản xuất khác thuộc chuỗi cung ứng của Apple đều không mặn mà với ý tưởng chuyển dây chuyền sản xuất sang Mỹ.

Trong khi Foxconn tỏ thái độ phần nào hứng thú với ý tưởng chuyển một phần công việc kinh doanh sang Mỹ, các nhà sản xuất khác thuộc chuỗi cung ứng của Apple lại tỏ ra không mấy hào hứng với điều này. Theo một bài báo từ trang tin Trung Quốc qq, các nhà sản xuất lo ngại vì giá nhân công và vận hành tại Mỹ đắt đỏ hơn.

Theo bài viết này, Lens Technology, một nhà cung ứng kính phủ được sử dụng trên iPhone, cho biết mình sẽ không xây dựng dây chuyền sản xuất tại Mỹ. Bất chấp thực tế rằng giá đất và năng lượng tại Mỹ rẻ hơn Trung Quốc, công ty cho biết nguồn lao động dồi dào của Trung Quốc chính là nguyên nhân chính khiến mình không muốn thay đổi.

Lens Technology sử dụng tới 70.000 nhân công Trung Quốc, tất cả những lao động này đều dưới 45 tuổi, trong khi đó tại Mỹ, phần lớn lao động đều trên 45 tuổi.

Ngoài ra, một công ty khác giấu tên thuộc chuỗi cung ứng của Apple tại Thượng Hải, Trung Quốc cũng giải thích rằng họ hiện có một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh tại Trung Quốc giúp công ty có thể xử lý được các vấn đề cũng như thay đổi phát sinh một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như để đặt hàng các linh kiện kim loại đúc khuôn tại Trung Quốc chỉ cần 10 ngày nhưng tại Mỹ thời gian này lên tới 1 tháng do thiếu nguồn cung.

Apple ngày càng chịu nhiều sức ép về việc chuyển dây chuyền sản xuất về Mỹ. Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump từng tuyên bố ông sẽ “khiến Apple phải sản xuất những chiếc máy tính và các thứ khác” tại Mỹ và đồng thời đưa ra nhưng ưu tiên về thuế cho công ty để thực hiện điều này.

Tim Cook cũng từng nhắc đến điều này, song việc chuyển dây chuyền sản xuất về Mỹ vừa đắt đỏ và thậm chí là không khả thi do thiếu nguồn lao động.

Tuy nhiên, Apple từng đề nghị Foxconn và Pegatron đầu tư vào việc sản xuất iPhone tại Mỹ. Foxconn cho biết việc mở rộng quy mô này sẽ tốn 7 tỷ USD và 50.000 nhân công trong khi đó Pegatron cho rằng chi phí phát sinh sẽ là một trở ngại lớn.

Theo LK

Cùng chuyên mục
XEM