Dầu tăng giá chưa từng có sau khi nhà máy ở Ả rập Xê út bị tấn công, Trung Đông căng thẳng

16/09/2019 11:08 AM | Xã hội

Giá dầu toàn cầu đang tăng mạnh chưa từng có sau khi một nhà máy lọc dầu ở Ả rập Xê út bị tấn công, dẫn tới việc gián đoạn khoảng 5% nguồn cung toàn cầu.

Mỹ đổ lỗi cho Iran đứng sau vụ tấn công này.

Trong một khởi đầu bất thường, Brent futures đã tăng gần 12 USD/thùng chỉ vài giây sau khi mở cửa phiên giao dịch sáng 16/9. Đây là mức tăng giá lớn nhất kể từ khi bản thống kê này được lưu trữ năm 1988. Trên sàn giao dịch hàng hóa New York, việc giao dịch dầu thô ngọt nhẹ Texas bị đình trệ khoảng 2 phút theo cơ chế ngắt mạch trước những biến động mạnh mẽ về giá. Cơ chế này được kích hoạt bởi mức tăng trên 7%.

Trong khi Brent futures hạ nhiệt so với mức tăng 20% ban đầu, dù lấy chuẩn là 72 USD/thùng, đây vẫn là mức tăng lớn nhất tính theo % kể từ năm 2008.

Sự biến động chưa từng có của giá dầu đang gây tác động khắp thị trường tài chính. Các tài sản vốn được coi là nơi trú ẩn, bao gồm vàng, đồng yên và trái phiếu kho bạc, đều đã tăng trước những quan ngại sụp đổ trật tự địa chính trị ở Trung Đông sau vụ tấn công. Các loại tiền tệ của Canada và Na Uy cũng tăng. Hợp đồng xăng tương lai của Mỹ cũng đã tăng 13%.

Virendra Chauhan, chuyên gia phân tích công nghiệp tại Singapore, cho rằng: "Sự tổn thương với cơ sở hạ tầng của Ả rập Xê út, vốn được coi là nguồn dầu thô ổn định trên thị trường, tạo ra những biến động mà thị trường phải đối phó. Ở thời điểm hiện tại, chưa thể xác định hoạt động sản xuất dầu sẽ bị đình trệ trong bao lâu".

Công ty dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco của Ả rập Xê út đang mất 5,7 triệu thùng/ngày sau khi 10 máy bay không người lái tấn công cơ sở lọc dầu lớn nhất thế giới ở Abqaiq và mỏ dầu lớn thứ 2 vương quốc tại Khurais.

Đối với thị trường dầu mỏ, đây là sự gián đoạn bất ngồ và tồi tệ nhất từ trước đến nay, vượt qua cả sự thiếu hụt nguồn cung ở Kuwaiti và Iraq trong tháng 8/1990 sau khi nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein tiến hành xâm lược nước láng giềng. Nó cũng vượt qua sự sụt giảm nguồn ucng đột ngột của Iran năm 1979 khi Cách mạng Hồi giáo xảy ra.

Ả rập Xê út có thể phục hồi một số lượng đáng kể sau sự cố khiến việc khai thác, sản xuất dầu bị ngưng trệ trong vài ngày. Tuy nhiên, họ sẽ cần nhiều tuần để khôi phục lại toàn bộ sản lượng. Vương quốc và khác hàng của nó có thể phải sử dụng đến dầu mỏ trong các kho dự trữ nhằm giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, Aramco cũng có thể xem xét tuyên bố mình không thể thực hiện đầy đủ các hợp đồng với các đối tác nước ngoài vì sự việc "bất khả kháng". Tuy nhiên, điều này sẽ làm náo loạn thị trường dầu mỏ và phủ một bóng đen lên tham vọng IPO của Aramco, vốn được coi là đợt chào sàn lớn nhất lịch sử.

Dầu tăng giá chưa từng có sau khi nhà máy ở Ả rập Xê út bị tấn công, Trung Đông căng thẳng - Ảnh 1.

"Vẫn đề không nằm ở chỗ Ả rập Xê út mất 5 ngày hay lâu hơn để đưa các hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Các vụ tấn công bằng máy bay không người lái cho thấy cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ả rập Xê út rất dễ bị tấn công và thị trường có lẽ đã đánh giá sai", Ed Morse của Citigroup viết trong một ghi nhớ gửi khách hàng.

Trên ICE Futures Europe, dầu Brent đã tăng 19% lên 71.95 USD/thùng, mức tăng lớn nhất tính theo % kể từ năm 1991. Trong vài giờ sau đó, mức tăng hạ nhiệt. Tính tới 9h27 sáng theo giờ Singapore, mức tăng đã tụt về 12% với giá 67,2 USD/thùng.

Những gì vừa diễn ra cũng thiết lập một sự leo thang mới trong mối quan hệ Mỹ, Ả rập Xê út và Iran. Tehran chính là bên ủy hộ cuộc chiến ủy nhiệm do các nhóm vũ trang từ Yemen đến Syria và Lebanon thực hiện. Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thẳng thừng cáo buộc Iran. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng, Iran gây ra vụ tấn công nhằm giải phóng kho dầu dự trữ của quốc gia này. Iran hiện đang bị Mỹ cấm vận.

Trong diễn biến mới nhất, cơ hội Mỹ nới lỏng trừng phạt cho Iran đã giảm xuống 0 sau sự đổ lỗi của phía Mỹ. Thậm chí, những người "diều hâu" trong chính quyền chắc chắn sẽ kêu gọi các hành động đáp trả nhằm vào ngành công nghiệp năng lượng của Iran sau vụ tấn công.

Những diễn biến mới nhất cũng dập tắt hy vọng của nhiều người về sự xuống thang trong mối quan hệ Mỹ - Iran nhất là sau sự ra đi của cố vấn anh ninh quốc gia John Bolton, người nổi tiếng với các chính sách cứng rắn. Ngay sau thông tin ông Bolton bị sa thải, những người lạc quan còn nghĩ tới cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani vào cuối tháng này.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công cuối tuần đã khiến những đồng đoán này trở nên vô cùng phi lý. Việc ngoại trưởng Pompeo chỉ đích danh Iran đứng sau các vụ tấn công bất chấp việc nhóm vũ trang Houthi nhận trách nhiệm khiến sự việc trở nên phức tạp. Houthi đang hoạt động ở Yemen, nơi đang bị liên minh quân sự do quốc gia láng giềng Ả rập Xê út dẫn đầu, không kích.

Ông Pompeo không chỉ buộc tội Tehran hậu thuẫn Houthi tiến hành vị tấn công mà trực diện hơn thế. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy các vụ không kích xuất phát từ Yemen. Tuy nhiên, ông Pompeo cũng không chia sẻ bằng chứng cho thấy nó đến từ Iran.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM