Đạo Quang Đế có 9 tỷ muội nhưng tất cả đều chết yểu, lẽ nào hoàng tộc nhà Thanh đã chịu một lời nguyền?

19/01/2020 15:28 PM | Sống

Điều kỳ quái nào đã xảy ra trong gia đình hoàng gia này khi cả 9 công chúa đều qua đời khi còn rất trẻ?

Năm 1820, Gia Khánh Đế (hoàng đế thứ 7 của triều Thanh) qua đời. Ngay sau đó, Đạo Quang Đế đã ngồi vào ngai vàng. Đạo Quang Đế có 4 hoàng huynh, hoàng đệ đệ và 9 hoàng tỷ, hoàng muội. Tuy nhiên, một điều kỳ quái đã xảy ra trong gia đình hoàng gia này, 9 tỷ muội của ông đã qua đời khi còn rất trẻ. Lẽ nào, hoàng tộc đã bị nguyền rủa?

Dựa trên các ghi chép lịch sử, nhiều người cho rằng Đạo Quang Đế không có năng lực, nhưng nếu đó là sự thật thì tại sao ông vẫn có thể đăng cơ? Mẫu thân của Đạo Quang Đế là Thuần Hiền Thân vương phi Uyển Trinh, là người đã tạo nền tảng cho sự kế vị của Đạo Quang Đế. Đồng thời, Đạo Quang cũng là đích trưởng tử, vì vậy được vua Càn Long yêu thương ngay từ nhỏ. Điều này cũng giúp Đạo Quang Đế thuận lợi ngồi lên ngôi báu.

Đạo Quang Đế có 9 tỷ muội nhưng tất cả đều chết yểu, lẽ nào hoàng tộc nhà Thanh đã chịu một lời nguyền? - Ảnh 1.

Ảnh vẽ Đạo Quang Đế.


Theo lẽ thường, sau khi lên ngôi, hoàng đế sẽ tìm cách đề phòng hoàng huynh, hoàng đệ tạo phản. Tuy nhiên, đối với hoàng tỷ và hoàng muội, hoàng đế sẽ rất ưu ái vì phụ nữ phong kiến không có thực quyền. Từ đó, chúng ta có thể suy ra rằng, 9 tỷ muội của Đạo Quang Đế không phải chết vì quyền lực. Đạo Quang Đế không giết họ.

Đạo Quang Đế trị vì trong 30 năm, kết thúc ở tuổi 69. Ở thời điểm Đạo Quang Đế 33 tuổi, ông đã không còn một người chị em nào cả. Thực tế, có thể phân cái chết của 9 tỷ muội của Đạo Quang Đế thành 2 dạng: 1 là chết yểu (chết khi còn nhỏ), và dạng còn lại là ốm nặng rồi qua đời.

Tỷ muội của Đạo Quang Đế lần lượt chết yểu

Trưởng công chúa do Giản tần Quan Giai thị sinh, Nhị công chúa và Đạo Quang Đế là cùng mẫu thân. Năm Đạo Quang Đế được 1 tuổi, Trưởng công chúa và Nhị công chúa lần lượt qua đời khi chưa được 4 tuổi.

Năm 1790, Lục công chúa (con của Hoa phi Hầu Giai thị sinh ra) mất khi chưa tròn 1 tuổi, lúc đó Đạo Quang Đế chỉ mới 9 tuổi. Vì không được tiếp xúc nhiều, Đạo Quang Đế đã không quá đau buồn trước cái chết này.

Ngũ công chúa Tuệ An Hòa Thạc công chúa mất năm 1795, khi vừa tròn 10 tuổi. Thất công chúa do Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị sinh năm 1973 cũng qua đời khi vừa tròn 3 tuổi. Lúc này, Đạo Quang Đế chỉ mới 14 tuổi, đã thường xuyên buồn phiền khi hai hoàng muội qua đời sớm như vậy. Thậm chí có lúc ông đã dùng men rượu để quên sự thật đau lòng đó.

Bát công chúa cũng tương tự Lục công chúa, mất khi chưa qua sinh nhật 1 tuổi.

Cửu công chúa (Tuệ Mẫn Cố Luân công chúa) là hoàng muội mà Đạo Quang Đế sủng ái nhất, thường được ông dắt ra ngoài chơi đùa. Năm Cửu công chúa 5 tuổi, đã chết vì một tai họa bất ngờ.

Hai nàng công chúa có thể thành thân cũng không thể sống lâu

Mặc dù không cùng mẹ ruột nhưng Đạo Quang Đế vẫn có tình cảm sâu sắc với các tỷ muội. Trong số họ, chỉ có 2 người có thể sống đến lúc thành niên. Nhưng cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi "móng vuốt" của thần chết.

Tam công chúa (Trang Kính Hòa Thạc công chúa) và Tứ công chúa (Trang Tĩnh Cố Luân công chúa) là 2 vị công chúa sống lâu nhất. Thậm chí đã được gả đi. Tam công chúa hạ giá lấy Tác Đặc Nạp Mộc Đa Bố Tể (của Khoa Nhĩ Thấm Bát Nhĩ Tế Cát đặc bộ) và Tứ công chúa hạ giá lấy Mã Ni Ba Đạt Lạt (của Bát Nhĩ Tế Cát đặc bộ).

Đạo Quang Đế có 9 tỷ muội nhưng tất cả đều chết yểu, lẽ nào hoàng tộc nhà Thanh đã chịu một lời nguyền? - Ảnh 2.

Ảnh vẽ Tứ công chúa (Trang Tĩnh Cố Luân công chúa). Nguồn ảnh: Baidu.


Năm Gia Khánh thứ 16, Đạo Quang đau đớn trước cái chết của Tam công chúa. Tâm lý vẫn chưa ổn định, 2 tháng sau, ông tiếp tục nhận được tin báo về cái chết của Tứ công chúa. 2 vị cách cách lần lượt hưởng dương 30 tuổi và 27 tuổi).

Đến đây, chắc hẳn ai cũng thắc mắc, dù y học cổ đại không tiến bộ nhưng các thái y của triều đình đều là những danh y giỏi nhất ở Kinh Thành. Tại sao họ không thể cứu được một ai trong số 9 vị công chúa này?

Theo các ghi chép về lịch sử Trung Quốc, tuổi thọ người Thanh tương đối thấp. Đây không phải là vấn đề về di truyền, mà là do hoàn cảnh xã hội quyết định. Nhu cầu của con người có thể được phân thành nhiều loại nhưng cơ bản nhất chính là nhu cầu sống.

Triều Thanh là triều đại phong kiến thống nhất cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, vào lúc đó tuổi thọ của họ được chia thành 2 giai đoạn: Trước năm 1840, tuổi thọ trung bình của nam là 45 và nữ là 50. Nhưng vào cuối triều nhà Thanh, tuổi thọ đã giảm xuống, ở nam là 31 và nữ là 33.

Tại sao lại có một khoảng cách lớn như vậy? Lý do rất đơn giản, là vì ở thời điểm này triều Thanh đang bước vào giai đoạn khủng hoảng, môi trường sống và các nhu cầu cơ bản cho sự sống không thể được đáp ứng đầy đủ. Dẫn đến việc các công chúa "cẩm y ngọc thực" lần lượt qua đời.

Trong 9 vị công chúa này, Tam công chúa (Trang Kính Hòa Thạc công chúa) và Tứ công chúa (Trang Tĩnh Cố Luân công chúa) đã sống đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, những nàng công chúa thời phong kiến cũng chỉ được xem là những "con tốt thí" không hơn không kém. Cuộc đời của họ không sung sướng như chúng ta đã nghĩ. Tam công chúa và Tứ công chúa cũng như vậy, chính các cuộc hôn nhân mang đầy màu sắc chính trị đã khiến các nàng mang "tâm bệnh", héo mòn đến chết.

Nguồn: Sohu

Theo AME

Cùng chuyên mục
XEM