Đan Mạch cho dân vay tiền ngân hàng mua nhà với lãi suất 0% trong 20 năm

30/03/2021 11:01 AM | Kinh doanh

Ước mơ của hàng triệu người Việt Nam!

Theo thông tin từ tờ Bloomberg, Đan Mạch – quốc gia có lịch sử duy trì lãi suất ngân hàng trung ương âm lâu nhất vừa thông báo về chính sách cho người dân vay mua nhà trong 20 năm với lãi suất cố định 0%.

Cụ thể, khách hàng của ngân hàng Nordea Bank có thể vay thế chấp mua nhà kỳ hạn 20 năm với lãi suất cố định 0% kể từ ngày 5/1/2021. Hiện đã có ít nhất 2 ngân hàng khác nói họ cũng sẽ đưa ra chính sách tương tự.

Đan Mạch được biết đến là quốc gia duy trì lãi suất ngân hàng trung ương âm lâu hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Quay trở lại năm 2012, các nhà hoạch định chính sách đã đẩy lãi suất chính xuống bằng 0 để bảo vệ tỷ giá đồng DKK so với đồng EUR. Kể từ đó, lãi suất vay mua nhà tại Đan Mạch giảm mạnh.

Theo nhận định của Bloomberg, không một ngân hàng trung ương nào ở châu Âu có ý định tăng lãi suất trong năm nay. Và như vậy, việc vay tiền mua nhà kỳ hạn 20 năm mà không cần trả lãi tưởng chừng như không thể đã trở thành sự thật ở Đan Mạch.

Totalkredit – một chi nhánh của nhà băng lớn nhất Đan Mạch Nykredit Realkredit A/S nói rằng họ cũng sẽ cung cấp khoản vay 20 năm với lãi suất 0%. Ngoài ra, đơn vị vay thế chấp của Ngân hàng Jyske cũng có thông báo tương tự. Nhiều khả năng, ngân hàng lớn nhất Đan Mạch Danske cũng sẽ làm theo.

Cách đây vài năm, các tổ chức tín dụng của Đan Mạch từng phát hành trái phiếu kỳ hạn 20 năm với lãi suất Coupon 0%. Khi đó, giới đầu tư đã nhanh chóng săn lùng một nơi "trú ẩn" an toàn để gửi tiền, đẩy lãi suất xuống thấp.

Ngoài ra, tại Đan Mạch các khoản thế chấp không được tài trợ trực tiếp bởi các ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng đóng vai trò trung gian, bán trái phiếu cho các nhà đầu tư với một mức lãi suất cụ thể, cho người vay cùng một khoản tiền với cùng mức lãi suất.

Trên thực tế, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu cắt giảm lãi suất về mức âm vào năm 2014 để kích thích nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) vốn bị trì trệ bởi cuộc khủng hoảng nợ công. Chính sách lãi suất âm giúp mọi người vay tiền với chi phí rẻ hơn, từ các chính phủ cho đến các doanh nghiệp nhỏ. Nó cũng giúp các hộ gia đình mạnh dạn vay tiền chi tiêu. Và nó phá vỡ nguyên tắc cơ bản của tín dụng, buộc ngân hàng trả lãi cho người vay tiền.

Nguồn: Bloomberg

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM