Đại chiến bố vợ và chàng rể: Câu chuyện không chỉ của riêng ai

29/03/2019 08:33 AM | Sống

Mâu thuẫn phân tích từ góc độ kinh tế, rốt cuộc cũng chỉ là cuộc tranh giành quyền quản lý kinh tế gia đình giữa hai người đàn ông.

Truyền thống: nguồn gốc của mâu thuẫn môn đăng hộ đối

Nhìn lại lịch sử hôn nhân, chúng ta thấy mâu thuẫn giữa hôn nhân tự do và hôn nhân áp đặt đã tồn tại từ khi xuất hiện mô hình gia đình. 

Thời phong kiến, hôn nhân thường do mai mối hoặc hẹn ước của cha mẹ hai bên trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai nhà. Thanh niên nam nữ hiện đại lại cho rằng, quan niêm hôn nhân của người xưa buồn cười, khi trai gái đã yêu nhau rồi, hà tất phải môn đăng hộ đối. 

Tuy nhiên nhân tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến thành viên sống trong gia đình đó, quan niệm môn đăng hộ đối thực chất là sự đồng nhất về quan niệm cuộc sống và quan niệm giá trị

Khi hai người trưởng thành trong hai gia đình khác biệt về sống với nhau chắc chắn sẽ cảm thấy có nhiều điều khó hòa đồng. Người này coi chuyện này là đương nhiên, là hợp lẽ, nhưng người kia lại cho là trái khoáy, khó xử, từ đó dẫn đến hiểu nhầm, khó thông cảm cho nhau.

Nói chung, người bố nào cũng yêu con gái, mong con lấy được người chồng con nhà gia giáo, như vậy mới yên tâm. Nhiều con gái lấy phải người chồng không có tài, hình thức bình thường, gia cảnh lại khó khăn thì ngay từ đầu, mâu thuẫn đã nảy sinh. Xã hôi nào cũng đặt ra những quy ước nhằm đảm bảo sự tồn tại của gia đình. Do thực thi những quy ước này một cách máy móc và cứng nhắc nên một số người nảy sinh vô số vấn đề ở văn hóa xã hội, từ đó nảy sinh mâu thuẫn.

Đại chiến bố vợ và chàng rể:  Câu chuyện không chỉ của riêng ai - Ảnh 1.

Công việc ảnh hưởng đến mối quan hệ bố vợ-chàng rể

Trong quan hệ bố chồng-chàng rể, hai người làm việc cùng ngành hay khác ngành cũng là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mối quan hệ. Nói chung, bố vợ và con rể làm cùng ngành có mối quan hệ tốt hơn là làm khác ngành.

Tại sao công việc có thể khiến quan hệ bố vợ-con rể trở nên thân thiết hơn? Có lẽ do đàn ông đều coi trọng sự nghiệp. Hai cha con đều có chí hướng lập nghiệp nên coi nhau như tri kỷ. Chúng ta thấy, từ cổ chí kim, chuyện bố vợ nâng đỡ con rể là mối quan hệ thường gặp nhất trong các liên minh gia đình.

Thói quen sinh hoạt chi phối cách ứng xử

         
Đại chiến bố vợ và chàng rể:  Câu chuyện không chỉ của riêng ai - Ảnh 2.

Rất nhiều người thừa nhận, mặc dù chúng ta rất muốn sống chan hòa với nhau, nhưng do tập quán, thói quen sinh hoạt khác nhau nên ít khi thực hiện được nguyện vọng tốt đẹp này. Hai thế hệ sống bên nhau trong không gian chật hẹp, tự do, riêng tư trong sinh hoạt hàng ngày khó lòng được đảm bảo, cuộc sống chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt thói quen sinh hoạt và thị hiếu của hai thế hệ. 

Ví dụ bố vợ sống giản dị, tằn tiện, áo rách vá lại để mặc, con rể lại có lối sống tận hưởng vật chất phong phú. Bố vợ chê con rể xa xỉ, con rể chê bố vợ hà tiện, lạc hậu. Bố vợ thích ăn cơm mềm, rau nhừ, con rể lại thích cơm khô, uống rượu. Bố vợ có thói quen ngủ sớm dậy sớm, thích yên tĩnh, ở trong nhà lâu hơn, con rể lại thích thức khuya, chủ nhật ngủ đến trưa. Với thói quen sinh hoạt khác nhau như thế, hàng ngày lại giáp mặt nhau trong một không gian chật hẹp thì rất khó tránh khỏi việc nảy sinh bất đồng.

Xung khắc này rất khó điều hòa, bởi phạm vi hoạt động xã hội của đàn ông lớn hơn phụ nữ, cách nhìn nhận vấn đề cũng khác phụ nữ, nên họ coi trọng sự thể diện, tôn kính. Trong quan hệ bố vợ-chàng rể, hai người đàn ông không nói thẳng mà chỉ ám chỉ. Tình huống này thực chất là khởi đầu của mọi mâu thuẫn.

Kinh tế

                    
Đại chiến bố vợ và chàng rể:  Câu chuyện không chỉ của riêng ai - Ảnh 3.

Nói đến kinh tế là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ bố vợ-chàng rể là mối quan hệ quan trọng, xâm nhập vào đời sống kinh tế của hai vợ chồng trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự xâm nhập chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc hôn nhân của con cái mà thôi. Mâu thuẫn phân tích từ góc độ kinh tế, rốt cuộc cũng chỉ là cuộc tranh giành quyền quản lý kinh tế gia đình giữa hai người đàn ông.

Phụng dưỡng cha mẹ thường là khoản chi quan trọng của nhiều gia đình. Con gái đi lấy chồng gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ là lẽ thường tình, nhưng nhiều con gái phải dựa vào nguồn thu nhập từ chồng, nếu người chồng không thông cảm hoặc từ chối chu cấp thì bố vợ-chàng rể bất hòa là chuyện bình thường.

Anh Do

Cùng chuyên mục
XEM