Cụu sinh viên Harvard chia sẻ nguyên nhân vì sao du học sinh Việt Nam du học trường top về nước vẫn thất nghiệp

07/04/2019 13:30 PM | Sống

Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành.

Sau những bài viết tranh cãi về chuyện du học sinh tốt nghiệp trường top ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng về nước vẫn thất nghiệp, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc quan điểm của chị Cao Phương Hà - người đã có 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài và giờ đang làm trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam về vấn đề vì sao nhiều bạn trẻ Việt có bằng cấp trường top ở nhiều quốc gia về nước vẫn thất nghiệp.

Cụu sinh viên Harvard chia sẻ nguyên nhân vì sao du học sinh Việt Nam du học trường top về nước vẫn thất nghiệp - Ảnh 1.

CAO PHƯƠNG HÀ

1995 – 1998: Học trường chuyên Hanoi - Amsterdam

1998 – 2000: Học A levels ở bên Anh

2000 – 2004: Học bổng học ở Đại học nữ sinh Smith College, Massachusetts Mỹ

2004 – 2008: Làm chuyên viên tư vấn tài chính và chính sách cho chính phủ và các tập đoàn của Mỹ

2008 – 2010: Học thạc sỹ quản trị kinh doanh đại học Harvard

2010-2012: Làm chuyên viên tư vấn cho Ngân hàng thế giới (World Bank) tại Bắc Kinh

2012 – 2014: Giám đốc quốc gia Jobstreet Việt Nam

2014 – Hiện tại: Tổng giám đốc tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First tại Việt Nam

Du học vẫn là chủ đề quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và học sinh vì sự đầu tư vào giáo dục là đầu tư đáng giá nhất. Nhiều câu chuyện thành công từ du học thật sự truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam và số lượng sinh viên du học tăng theo từng năm từ thống kê của Lãnh sự quán các nước. Nhiều bạn đã tìm được bản thân mình sau những chuyến đi, được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, kết bạn quốc tế và mở ra tương lai nghề nghiệp như mong đợi.

Vậy ai đi du học cũng sẽ tốt hơn? Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác từ các tổ chức giáo dục quốc tế và các trường ở nước ngoài, nhưng thông qua các buổi chia sẻ từ các đại diện trường quốc tế, tỉ lệ học sinh - sinh viên chán học, học không theo kịp, bỏ học hay quay về nước chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và theo thông tin từ các công ty tuyển dụng thì rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp quốc tế nhưng không hài lòng với công việc cũng như không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng là có, và con số không phải là ít.

Vậy, làm thế nào để du học và thành công? Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành. Nếu những nền tảng cơ bản này chưa đủ thì việc đi du học sẽ có nhiều hạn chế. Trong thực tế, có nhiều cách du học khác nhau phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Nếu bạn đã sẵn sàng cả về khả năng ngôn ngữ, khả năng học thuật và khả năng tiếp nhận với môi trường mới, du học truyền thống 4 năm có thể phù hợp với bạn. Còn nếu bạn còn hạn chế trong giao tiếp, trong khả năng phản biện hay chỉ là chưa chắc chắn về con đường của mình sau này, Gap Year sẽ có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn với bạn.

Cụu sinh viên Harvard chia sẻ nguyên nhân vì sao du học sinh Việt Nam du học trường top về nước vẫn thất nghiệp - Ảnh 3.

Ở các nước phát triển trên thế giới, có một thực tế là đất nước càng phát triển, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi. Các bạn thích học đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để mở mang đầu óc và trải nghiêm, đồng thời nâng tầm ngôn ngữ và văn hóa. Xu thế Gap year là xu thế chung toàn cầu. Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh và khả năng hòa nhập ban đầu, học viên sẽ lựa chọn những khóa học cho phù hợp. Nếu tiếng Anh của bạn đã tốt và chỉ cần nâng cao thêm nữa về hiểu biết văn hóa quốc tế, bạn có thể đi học khóa du học ngôn ngữ ngắn hạn 4-8 tuần. Nếu tiếng Anh chưa tốt, và cũng cần nhiều thời gian hơn để học cách giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, và hiểu biết văn hóa, thì thường các bạn sẽ cần 1 khóa học ít nhất 6-9 tháng.

Ở các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi và các bạn đa phần sẽ chọn học Đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để trải nghiêm, nâng tầm ngôn ngữ và học hỏi văn hóa mới.

Các bạn có thể đi học bất kì quốc gia nào. Thời điểm đi học tốt nhất là sau tốt nghiệp trung học và trước đại học. Đây là thời điểm tuyệt vời các bạn khám phá thế giới, khám phá bản thân, nâng cao khả năng ngôn ngữ và văn hóa để khi bạn về nước, cho dù học ở đâu hay làm gì, bạn luôn có bên mình ngôn ngữ, văn hóa và hiểu biết toàn cầu. Khi quay lại học đại học Việt Nam bạn xác định tốt hơn mục đích cho việc học và công việc của mình.

Cụu sinh viên Harvard chia sẻ nguyên nhân vì sao du học sinh Việt Nam du học trường top về nước vẫn thất nghiệp - Ảnh 4.

Du học trải nghiệm là xu thế mới phù hợp với thời đại và sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ trang bị mà còn giúp học viên tiết kiệm chi phí. Thay vì học 4 – 5 năm chỉ cần học có 6 tháng – 1 năm học.

Sau du học trải nghiệm, phụ huynh hãy để các bạn tự lựa chọn con đường của mình, đi du học tiêp hay quay về Việt Nam học đại học.

Với sự chuyển mình của giáo dục Việt Nam và đặc biệt là cấp đại học ngày càng mở, du học GAP year là 1 lựa chọn phù hợp cho rất nhiều các bạn học sinh vẫn muốn nâng cao trình độ khả năng quốc tế nhưng vẫn muốn giữ vững gốc rễ cội nguồn với thị trường lao động trong nước.

Theo Minh Quân

Cùng chuyên mục
XEM