Cứu đất nước khỏi "thảm cảnh" do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể

26/01/2022 21:00 PM | Xã hội

Tại Peru, rất nhiều phụ nữ và cả đàn ông lẫn trẻ em đã hưởng ứng lời kêu gọi cắt tóc để làm vật liệu... tạo ra hàng rào thấm dầu.

Trang China News ngày 26/1 đưa tin, vụ phun trào núi lửa Tonga cách Peru hơn 10.000 km đã giáng một "đòn chí mạng" vào đất nước này.

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 1.

Bức ảnh gây sốc về vụ phun trào của núi lửa Tonga.

Mười ngày trước, sóng thần do núi lửa Tonga phun trào tạo ra đã tràn đến vùng biển Peru ở Nam Mỹ, khiến hai người đang đi trên biển thiệt mạng.

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 2.

Ngày 18/1 theo giờ địa phương, một số vùng biển và bãi biển ở miền trung Peru đã bị ô nhiễm do dầu tràn, nước biển trở nên đen kịt.

Do sóng biển quá mạnh đánh trúng một tàu chở dầu, 6.000 thùng dầu thô đã bị đổ ra biển, vệt dầu loang xa 40 km, gây ô nhiễm cho 21 bãi biển trên đất nước Peru, diện tích tương đương 270 sân bóng đá.

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 3.

Ngày 18/1 theo giờ địa phương, tại Ventanilla (Peru), các nhân viên vệ sinh đang dọn xác chim biển dính dầu.

Các thiệt hại về sinh thái, thủy sản, du lịch và kinh tế ước tính lên đến hơn 50 triệu USD. Công ty Lepsol của Tây Ban Nha có liên quan đến vụ việc đã từ chối bồi thường.

Chính phủ Peru đã ban hành lệnh khẩn cấp trong 90 ngày và cử các đội vệ sinh gồm hàng nghìn người cùng xe tải, máy hớt dầu, rào chắn... để dọn dẹp ô nhiễm.

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 4.

Nhân viên vệ sinh thu gom dầu vào các túi nhựa màu đỏ. Ảnh: The Atlantic.

Một số nghiên cứu cho rằng, 1 kg tóc của con người có thể hấp thụ 8 kg dầu. Hàm lượng cao của lớp biểu bì làm cho tóc trở thành một “chất hấp thụ sinh học kỵ nước cao”, với một lớp vỏ rất xốp có khả năng giữ các loại chất gây ô nhiễm khác nhau.

Biết được thông tin quý giá này, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Hair Boom Peru Oficial đã bắt đầu chiến dịch thu gom tóc tại một số thành phố của Peru kể từ ngày 22/1.

Rất nhiều phụ nữ và cả đàn ông lẫn trẻ em đã hưởng ứng lời kêu gọi cắt tóc để làm vật liệu... tạo ra hàng rào thấm dầu.

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 5.

Người dân Peru tình nguyện cắt tóc để làm hàng rào thấm dầu. Ảnh: Facebook.

"Chúng tôi ở đây để kêu gọi mọi người quyên góp tóc của họ. Sáng kiến ​​này ra đời với thực tế là có thể giúp khắc phục sự cố tràn dầu", ông Denisse Cerda - người sáng lập Hair Boom Peru Oficial - cho biết.

Ông nói thêm: "Nhiều địa phương ở Peru đã hỗ trợ chúng tôi. Mục tiêu là thu gom càng nhiều tóc càng tốt để tạo thành các búi tóc hình trụ nhồi vào trong tấm lưới. Chúng sẽ có tác dụng trong việc hấp thụ dầu tràn ra biển".

Cứu đất nước khỏi thảm cảnh do núi lửa, phụ nữ Peru nguyện cắt bỏ một thứ trên cơ thể - Ảnh 6.

Hai cô gái Peru khoe tóc trước ống kính sau khi cắt mái tóc dài. Ảnh: Facebook.

Một cô gái đã nói: "Không có gì đáng tiếc đối với tôi khi cắt đi mái tóc của mình, tóc sẽ mọc trở lại, nhưng hiểm họa đại dương thì đang ở trước mắt".

Để khuyến khích người dân Peru hiến tặng tóc, một số tiệm làm tóc đang đề nghị cắt tóc với chi phí thấp, thậm chí hoàn toàn miễn phí. Chiến dịch thu gom tóc sẽ kết thúc vào ngày 29/1.

Ý tưởng sử dụng tóc để hút dầu là từ một người thợ làm tóc ở Alabama (Mỹ) có tên Phil McCrory khi chứng kiến những con rái cá biển ở Alaska bị thấm đẫm dầu trong vụ tràn dầu Exxon Valdez năm 1998.

McCrory đã gom tóc vương vãi trong tiệm của mình và mang về nhà, nhét vào những đôi tất của vợ và thử dùng để hút dầu đổ ra hồ bơi. Chỉ sau hơn một phút, anh ta thấy mặt nước sạch trở lại và dầu dính vào tất chứa tóc.

Sau đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Đại học Công nghệ ở Sydney (Australia) đã xác minh thí nghiệm của McCrory là hoàn toàn chính xác.

Theo: Hữu Hiển

Từ khóa:  peru
Cùng chuyên mục
XEM