Cựu chuyên gia đàm phán FBI tiết lộ 3 bí quyết để đạt được mọi thứ mà bạn muốn và ai cũng có thể áp dụng được
Khoảng cách “2 milimet” giữa 2 cách nói “Đúng rồi” và “Bạn nói đúng” rất quan trọng. Nó hữu ích trong mọi tình huống, từ đàm phán khủng bố đến các cuộc thương lượng kinh doanh và luôn khiến mọi người đồng ý với bạn.
Kỹ năng đàm phán luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của đời sống, đặc biệt là kinh doanh. Theo Christopher Voss – Cựu chuyên gia đàm phán về các vụ bắt cóc quốc tế của FBI đồng thời là nhà sáng lập kiêm CEO của công ty tư vấn Black Swan Group cho rằng khả năng mặc cả để đạt được những gì bạn muốn đòi hỏi cả thời gian và sự thực hành.
Christopher Voss – Cựu chuyên gia đàm phán về các vụ bắt cóc quốc tế của FBI.
Tại hội thảo Iconic Tour ở Los Angeles, Voss thảo luận về những chiến lược của một nhà thương thuyết bậc thầy và những kỹ năng cần thiết để bất cứ ai cũng có thể đạt được thành công trong kinh doanh.
Theo Voss, dưới đây là 3 bí quyết giúp bạn đạt được mọi thứ mà mình muốn.
1. Đặt câu hỏi cẩn thận
“Tất cả chúng ta đều thích câu trả lời Yes (Vâng). Nhưng Yes là một cái bẫy”, Voss nói. Vị chuyên gia này cho rằng vấn đề là chúng ta đều nghĩ rằng mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc đàm phán là cái gật đầu của đối phương. Nhưng trong đa số trường hợp, mọi người nói “Yes” chỉ để bạn cho họ được yên tĩnh một mình. Ông gọi đó là “sự đồng ý giả tạo”.
Thay vào đó, Voss cho rằng bạn cần phải đặt câu hỏi theo cách khiến mọi người nói No (Không). Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại rất hiệu quả.
Ông lấy ví dụ về Jack Welch – huyền thoại trong giới lãnh đạo doanh nghiệp. Voss từng có ý định mời Welch làm diễn giả cho một lớp MBA mà ông dạy tại Đại học miền nam California. Môt hôm ông đến gặp Welch và đề nghị: “Liệu anh có thể đến tham dự và nói chuyện với các sinh viên về khoá học đàm phán của tôi tại Đại học miền nam California được không”.
Voss cho rằng việc đặt câu hỏi này sẽ thu hút được một người bận rộn như Welch nhận ra rằng việc tham dự khoá học cũng không đến nỗi nào. “Ngay sau đó ông ấy đưa cho tôi thông tin liên lạc của mình”, Voss nhớ lại.
Trên thực tế, vị chuyên gia về đàm phán này nói rằng ông luôn đào tạo mọi người để đặt câu hỏi với ông chủ rằng" “Liệu ông có muốn tôi thất bại hay không”? Và tất nhiên, câu trả lời luôn là “Không”.
2. Kết nối với người khác
Trong một cuộc bầu cử Tổng thống, khi một ứng ứng viên nói điều gì đó khiến bạn tin tưởng, bạn sẽ nói rằng “Đúng rồi”. Trên thực tế, những điều người khác nói chính là những việc bạn đã nhận thức được. Và trong những trường hợp như thế, bạn và đối phương sẽ cảm thấy có sự kết nối.
Tuy nhiên, Voss cảnh báo rằng đây có thể là một cái bẫy “thoả thuận sai lầm”.
“Nó có thể khiến mọi người và cả các công ty phải trả nhiều tiền hơn cho Hội đồng quản trị và tạo ra những kẻ nói dối”, Voss cho biết.
Chuyên gia đàm phán này nói rằng thông thường chúng ta chỉ nói “Bạn nói đúng” khi muốn nhận được sự ủng hộ của ai đó hoặc muốn duy trì mối quan hệ. Cách nói “Bạn nói đúng” không chỉ cho thấy bạn đồng ý với cuộc tranh cãi, đó còn là biểu hiện của sự ghi nhận.
Khoảng cách “2 milimet” giữa 2 cách nói “Đúng rồi” và “Bạn nói đúng” rất quan trọng. Nó hữu ích trong mọi tình huống, từ đàm phán khủng bố đến các cuộc thương lượng kinh doanh và luôn khiến mọi người đồng ý với bạn.
“Đó là công thức tạo nên sự nghiệp lâu dài. Đó cũng là công thức tạo nên thành công”, Voss cho biết.
3. Không sợ mắc sai lầm
Tất cả chúng ta đều có lúc mắc sai lầm, và không ai là ngoại lệ. “Tôi đã có sự chuẩn bị, tôi bắt đầu đàm phán và tôi cũng có thể mắc sai lầm”, Voss nói.
Do đó, bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý phạm sai lầm. Hãy lắng nghe đối phương và sử dụng chiến lược đồng cảm như một chiến thuật để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.
“Bạn cần phải hiểu rằng con người không ai là hoàn hảo. Vì thế đừng cố gắng tỏ ra hoàn hảo. Sẽ có lúc bạn phạm sai lầm và đó không phải là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ. Hãy để bản thân phạm sai lầm”, cựu chuyên gia đàm phán FBI nhấn mạnh.