Cuộc sống, nhà cửa ngày nào cũng lộn xộn, chả trách một đồng cũng không giữ được
Vậy tại sao phải chi tiền cho những khoản không cần thiết? Tất cả số tiền đã đi đâu?
Hãy cùng suy nghĩ và đặt câu hỏi để từ đấy có thể tự mình rút ra câu trả lời cho chính bản thân mình nhé!
01. Bạn có gặp rắc rối về tiền bạc không?
Về tiền bạc, ai cũng ít nhiều có vấn đề, chỉ là mỗi người lại ở những mức độ khác nhau. Ví dụ:
- Tùy ý mua những thứ không cần thiết rồi lại vô tình tạo ra gánh nặng cho bản thân.
- Không có ý thức về tiền bạc, thích tiêu tiền và tiêu 1 cách vô tội vạ.
- Không kiếm đủ tiền để thoải mái chi tiêu, luôn cảm thấy bản thân kém cỏi.
- Mỗi tháng, khi thanh toán hóa đơn hoặc nhìn vào các hóa đơn của mình đều cảm thấy hoang mang và băn khoăn không biết tại sao mình lại tiêu nhiều tiền như vậy?
- ...
Tình trạng tiêu tiền bừa bãi thực chất là sự thiếu nhận thức về tiền bạc, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý và dễ bị những thứ bên ngoài dẫn dắt.
Bạn có bao giờ để ý rằng, mỗi khi nảy sinh suy nghĩ muốn tiết kiệm tiền liền có 1 loạt những suy nghĩ "chạy xẹt" qua đầu, kiểu như: "Tiền không phải để tiết kiệm mà phải tiêu đi để có động lực kiếm thêm", "Hãy học cách đầu tư vào bản thân, yêu thương bản thân và đối xử thật tốt với chính mình"...
Những suy nghĩ này liên tục xuất hiện làm gián đoạn quyết tâm của chúng ta và trở thành lý do chính đáng để tiêu tiền một cách bừa bãi. Bởi quan niệm mua thứ mình thích và tận hưởng khoảnh khắc đã ăn sâu vào lòng người nên sẽ lại tiếp tục nảy sinh suy nghĩ "không có đủ tiền để mua thì có thể trả góp".
Kiểu tiêu dùng có chủ ý như vậy khiến ham muốn tiêu dùng của chúng ta ngày càng mở rộng, dần dần cạn ví, thậm chí khó khăn về tài chính.
Có một bộ phim tài liệu về quản lý tài chính ở Ireland mang tên "Money and Me". Bộ phim ghi lại thói quen chi tiêu của một số gia đình thuộc tầng lớp lao động. Catherine là người thường xuyên gọi đồ mang về và bị ám ảnh bởi các thương hiệu lớn. Cô biết rằng đồ ăn mang đi là thứ cô chi nhiều nhất trong một năm nhưng mãi không thể bỏ được.
Chưa hết, bộ phim còn đề cập đến "hiệu ứng trao quyền" trong tâm lý chi tiêu. Cụ thể, ngay cả khi người tiêu dùng có những lựa chọn tốt hơn, họ cũng không sẵn lòng thay đổi thói quen mua hàng của mình.
Catherine rơi vào suy nghĩ cố định như vậy. May mắn sau khi nghe lời khuyên của các chuyên gia tài chính, cô chợt nhận ra rằng mình có quá nhiều việc phải lo để cần phải tiết kiệm.
Đồng thời, bộ phim cũng đề cập đến "hiệu ứng mồi nhử" mà chúng ta thường gặp. Đơn cử, khi chúng ta đứng trước hai phương án, việc bổ sung/mua thêm một lựa chọn thứ ba khiến phương án tầm trung trở nên hấp dẫn hơn.
Trong quá trình tiêu dùng hàng ngày, chúng ta rất dễ bị thế giới bên ngoài cám dỗ và phải gánh thêm những khoản chi phí lẽ ra không cần chi. Đặc biệt, hiện nay việc mua sắm trực tuyến ngày càng tiện lợi, điều đó sẽ càng dễ bạn "rỗng ví" nhanh hơn.
Nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính và đổ lỗi cho việc không kiếm đủ tiền, nhưng thực ra chính sự thay đổi trong thói quen chi tiêu đã ảnh hưởng đến họ.
Đặc biệt với sự xuất hiện của lối sống tận hưởng trước và tiết kiệm sau, thu nhập của bạn có cao đến đâu cũng không giúp ích được gì. Vì vậy, chúng ta cần hiểu năng lượng tiêu cực của đồng tiền của mình, sắp xếp và thay đổi nó bắt đầu từ thói quen tiêu dùng và thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc.
02. Tại sao việc theo dõi tài khoản lại trở nên khó khăn?
Nếu bạn muốn hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình và muốn biết số tiền đã được chi tiêu vào đâu, bạn phải ghi lại.
Trên thực tế, sổ sách kế toán chỉ là một cách để hiểu hành vi của người tiêu dùng. Điều chúng ta thực sự cần làm là phân loại các hóa đơn thông qua sổ sách kế toán, tiến hành đánh giá thường xuyên và tăng cường chuyển đổi cách thức phù hợp để kiểm soát tài chính của mình.
Trong cuốn sách "Sức mạnh của thói quen", có đề cập đến một khái niệm gọi là "vòng lặp thói quen" bao gồm 3 ý chính mà bạn cần lưu ý đó là: Yếu tố kích hoạt, hành vi quán tính và phần thưởng.
- Yếu tố kích hoạt: Không dễ phát hiện, đó là lời nhắc nhở hoặc gợi ý.
- Hành vi quán tính: Hành vi mà chúng ta thường xuyên làm và đã trở thành thói quen.
- Phần thưởng: Cho phép não nhận biết liệu vòng lặp thói quen này có nên được ghi nhớ hay không có thể thúc đẩy sự hình thành thói quen.
Thông qua việc phân loại và kiểm tra tiền bạc thường xuyên, chúng ta thu được lợi ích từ việc cải thiện tài chính và bộ não sẽ ghi nhớ phần thưởng này.
Khi chúng ta liên tục thực hiện công việc kiểm tra - theo dõi, bộ não của chúng ta sẽ "dự đoán" phần thưởng, hình thành một vòng lặp thói quen giúp cải thiện tài chính của chúng ta.
Vì vậy, nguyên nhân khiến bạn không theo dõi được tài khoản có lẽ là do không có "phần thưởng" kích thích não bộ.... Dù tiết kiệm tới đâu, bạn cũng nên nhớ để cho mình một khoản chi như một phần thưởng/món quà khi đạt được thành tựu nào đó trong việc tiết kiệm.
03. Dọn dẹp lối đi lộn xộn
Khi nhận thấy mình không có đủ tiền để chi tiêu, chúng ta thường nghĩ rằng đó là do chúng ta không kiếm đủ tiền. Điều đó không sai, nhưng đã bao giờ bạn nhìn lại xem mình có thực hiện các biện pháp để giữ tiền hay chưa?
Trước khi trở nên giàu có, chúng ta phải hiểu tại sao mình lại nghèo!
Tác giả Ai Ichii (tác giá sách) cũng là một nhà tư vấn quản lý tiền bạc rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, 10 năm trước, cô đã trải qua một thời kỳ khó khăn trong cuộc đời. Cùng 1 lúc cô thất nghiệp, lâm bệnh nặng lại phải gánh thêm khoản nợ do chồng bị phá sản. Chính trong giai đoạn khó khăn đó, cô đã nhận ra phương pháp quản lý tiền. Cô đề xuất rằng mọi người nên tận dụng tối đa 7 kênh quản lý tiền và cô đã giải quyết vấn đề tài chính của mình bằng điều đó.
7 kênh quản lý tiền bạc chính là: Ví tiền, tài khoản ngân hàng, khoản vay, sổ ghi chú, nhà cửa, tủ lạnh và những thứ quan trọng khác.
Thông qua thực hành và tóm tắt cá nhân, Shi Juai đã dọn dẹp và tổ chức các kênh kiếm tiền trong khoảng thời gian không có thu nhập và rất nhiều tiền đã được "hoàn lại" cho cô.
Để mọi người có thể hình dung rõ hơn, chúng tôi xin được lấy ví dụ như đối với tủ lạnh, tuy là thiết bị được sử dụng thường xuyên nhưng chúng ta hiếm khi sắp xếp, kiểm tra thực phẩm bên trong. Nếu vậy, hãy ngay lập tức nhìn vào tủ lạnh để xem có bao nhiêu thực phẩm hết hạn sử dụng nhưng bạn cứ mãi cất nó ở xó tủ?
Thực phẩm hết hạn là một sự lãng phí tiền bạc.
Nếu mỗi ngày bạn lãng phí một chút, số tiền tích lũy trong một năm sẽ thành một khoản lớn. Trong khi đó, nếu tiết kiệm số tiền này chẳng phải là rất tốt sao?
Hãy nhìn lại mọi thứ xung quanh mình để tiết kiệm tiền từ mọi phương diện trong cuộc sống!
Sau khi sắp xếp tiền bạc của mình, bạn sẽ thấy rằng việc giữ tiền không khó mà đó chính là việc bạn hành động hoá các kiến thức quản lý tài chính cá nhân đã tích luỹ/học hỏi được.
Năm mới đã đến rồi, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé!