Xu hướng giá rẻ lỗi thời, ngày tàn của điện thoại Trung Quốc đã đến?

14/12/2015 19:05 PM | Công nghệ

"Sẽ có rất nhiều hãng điện thoại và công ty lớn rút chân ra khỏi cuộc chơi này."

Nhà đồng sáng lập của một trong những hãng điện thoại nổi nhất Trung Quốc cho rằng việc cải tổ lại bộ máy kinh doanh công ty trong nền công nghiệp smartphone đang có chiều hướng tệ đi. Lí do chính của việc này là vì sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty sản xuất thiết bị di động với cùng thiết kế tương tự nhau, cùng với việc Apple đang chiếm gần hết lợi nhuận ở trong phân khúc thị trường này.

Ông Carl Pei, đồng sáng lập của OnePlus.
Ông Carl Pei, đồng sáng lập của OnePlus.

Carl Pei, đồng sáng lập của công ty OnePlus, chia sẻ trong buổi phòng vấn: "Chúng tôi phải cố gắng trong thời gian tới vì tôi nghĩ sẽ có rất nhiều hãng điện thoại và công ty lớn rút chân ra khỏi cuộc chơi này."

OnePlus là một trong vô vàn các công ty công nghệ nhỏ khác đang cố gắng cạnh tranh giành lấy thị phần và lợi nhuận từ tay các gã khổng lồ như HTC hay Samsung. Họ thuê các công ty ngoài để gia công điện thoại, sau đó bán trực tiếp cho khách hàng qua website để giảm thiểu chi phí một cách tối đa. Xiaomi đã sử dụng cách làm này để trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất vào năm ngoái với giá trị vốn hoá công ty lên đến 45 tỉ USD.

Công ty OnePlus, có trụ sở tại Thâm Quyến, nhắm đến mục tiêu tương tự. Trong quá khứ, OnePlus đã yêu cầu người dùng phải có giấy mời mới mua được điện thoại của họ, và giờ đây công ty đang thực hiện chiến lược đó lần nữa để thu hút sự chú ý ở thị trường Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ. Đại diện công ty chia sẻ rằng họ đã thu được 300 triệu USD nhờ bán ra gần 1 triệu chiếc điện thoại vào năm ngoái, nhưng họ không tiết lộ con số năm nay.

Jensen Ooi, nhà phân tích của IDC, nói rằng doanh số bán ra của OnePlus đã tăng lên khoảng 1,3 triệu điện thoại trong 9 tháng đầu năm 2015, 57% trong số đó thuộc về khu vực Châu Á.

"2016 sẽ là năm mà rất nhiều người biết đến OnePlus." ông Carl Pei chia sẻ, và thêm rằng công ty đang chi tiền cho việc quảng bá sản phẩm cùng thương hiệu của mình vào các cửa hàng ở Quảng Trường Thời Đại tại New York.

Sự khó khăn lớn nhất ở đây là hầu như không công ty nào có thể kiếm tiền từ smartphone vào thời đại này, trừ Apple - họ chiếm đến 90% lợi nhuận của thị trường. "Không ai làm giàu từ việc kinh doanh smartphone trong thời gian ngắn cả." - ông Pei nói.

Ông cũng cho biết rằng thời đại điện thoại giá rẻ đang dần lỗi thời. Không những phải có các vi xử lí nhanh nhất, mạnh nhất, camera chất lượng tốt nhất; mà còn phải có sự liên kết về mặt tình cảm giữa công ty và khách hàng, để có thể có tiếng tăm trong cộng đồng và những trang tin về công nghệ.

"Ngoài Apple ra thì có rất ít công ty chú trọng về nền văn hoá thị trường khi kinh doanh, để tồn tại thì chúng ta cần có sự nhạy cảm với văn hoá thị trường. Chúng tôi thì vẫn đang cố gắng hình dung ra câu chuyện của mình." - Ông Pei tâm sự. Thậm chí Xiaomi đang gặp phải rắc rối, họ đã thất bại trong việc dự đoán số lượng sản phẩm kinh doanh trong nền kinh tế chậm chạp của Trung Quốc. HTC và Amazon cũng đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm của họ.

Trong một cuộc khảo sát trực tuyến, OnePlus phát hiện rằng chỉ có 6% số người biết đến thương hiệu của họ. Họ đang nhắm đến con số 10 đến 15 triệu khách hàng.

Theo như bà Nicole Peng từ công ty phân tích Canalys, OnePlus đang rất khó khăn trong việc bán hàng bởi vì họ chỉ được góp vốn bởi một công ty tư nhân và họ không có nhiều vốn để thực hiện các chiến lược kinh doanh, họ cũng nên thu hẹp lại sản phẩm trong tâm và nên thâm nhập vào thị trường nào đó, mà Internet cùng với Logistics có thể giúp chiến lược chỉ kinh doanh online của họ phát triển. "Nếu không có lợi nhuận, thì OnePlus hay các công ty khác đều sẽ thất bại thôi." Peng chia sẻ.

Carl Pei nói rằng OnePlus có sinh ra lợi nhuận vào năm ngoái với 300 triệu USD doanh thu. Tuy ông không nêu rõ con số doanh thu dự kiến trong năm nay nhưng có nhấn mạnh rằng công ty đang mở rộng thị trường với tốc độ rất nhanh. "Chúng tôi giảm thiểu rất nhiều sản phẩm, thậm chí chúng tôi có hẳn 2 hệ điều hành riêng cho Trung Quốc và Quốc tế. Hiện chúng tôi có khoảng 900 nhân viên và đang tuyển nhiều nhân viên cấp cao nữa. Công ty chúng tôi đang bước qua một trang khác." - Pei chia sẻ, và thêm rằng doanh số của OnePlus đang tăng dần, nhất là thị trường Ấn Độ vì họ hợp tác với Amazon; ngoài ra OnePlus có nhiều cơ hội để đánh bật các đối thủ ở thị trường Mỹ.

"Khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để mua thứ gì đó được thiết kế ở California, cho dù nó được sản xuất ở Trung Quốc. Đều đó sẽ thay đổi thôi. Mảng thị trường này hiện vẫn còn hoang sơ, tôi chưa thấy hãng điện thoại Trung Quốc nào mà có 90% doanh thu ở thị trường Quốc tế cả. Chúng tôi sẽ tìm cách phù hợp với mảng thị trường này." - Ông Pei thổ lộ.

Cùng chuyên mục
XEM