Vì sao tôi từ chối làm việc cho Google?
Tôi tên là Andre Albuquerque, hiện giữ chức vụ Head of Growth tại Uniplaces. Tôi đã quyết định đầu quân cho một công ty khởi nghiệp (Start-up) thay vì tiếp tục làm việc cho Google.
Sau gần 2 năm thực tập tại Google, trải qua 1 năm tham gia các chương trình huấn luyện ở nhiều văn phòng, 8 tháng thử việc ở trụ sở EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) và tham gia một dự án đặc biệt ở trụ sở toàn cầu của Google tại Mountain View, California, tôi quyết định không trở thành một nhân viên làm việc full time cho Google.
Ít nhất là thời điểm hiện tại.
Rất nhiều người bạn đã hỏi han, gia đình tôi chắc cũng hoài nghi, nhưng sự lựa chọn của tôi là có lí do. Cũng cần có chút may mắn và liều lĩnh, nhưng đó là điều tất yếu nếu bạn muốn làm việc độc lập.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi ngay sau đây.
Lựa chọn một Start-up thay vì Google
“Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân”
Tôi sẽ thành thật nói rằng: quyết định này chẳng dễ dàng gì. Rất nhiều yếu tố đã hối thúc tôi tham gia Google, tất cả đều mở ra một viễn cảnh tương lai khá đẹp đẽ. Nhưng mong muốn được học hỏi đã ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của tôi.
Mọi người khi đề cập vấn đề làm việc cho các công ty mới khởi nghiệp rất hay nói đến chiến lược “học nhanh”,”học nhiều”, nhưng với tôi nó không rõ ràng chút nào. Phải mất 1 năm ở Uniplaces thì tôi mới đúc rút ra một vài kinh nghiệm ở một công ty mới khởi nghiệp.
Học hỏi từ mục tiêu trong tương lai
“Đi tìm tương lai của bạn”
Thật trớ trêu quan điểm đầu tiên của tôi là về các mục tiêu tương lai. Bất cứ sự lựa chọn mang tính chuyên nghiệp nào đều trực tiếp ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Có thể nói là các mục tiêu trong tương lai đã giúp tôi xây dựng một công ty riêng cho mình ở lĩnh vực công nghệ.
Tôi bắt đầu bằng việc vạch ra những gì mình cần phải biết để cảm thấy “thoải mái”:
1. Học hỏi về công nghệ: có kiến thức về lập trình, hiểu được các kỹ sư công nghệ thông tin suy nghĩ và giải quyết vấn đề như thế nào, học cách nói chuyện với các developer và cách làm việc với họ.
2. nắm bắt được các thao tác: học cách đánh giá các thao tác, cách tìm giải pháp cho vấn đề cùng với sự lạc quan và cách “hack” để đạt kết quả, tất cả trong môi trường công nghệ.
3. Cách quản lý nhân sự: có các trải nghiệm thực tế về việc quản lý, môi trường thay đổi, những thời khắc hân hoan cũng như bi quan, và đặc biệt là tìm kiếm tài năng.
Mặc dù chỉ là ví dụ vể việc học tập tích lũy ở mảng công nghệ, nhưng nó cũng đã cung cấp kiến thức cơ bản cho bước khởi đầu.
Học hỏi từ những người xung quanh
“Hãy để những con người xuất sắc, luôn điên rồ cố gắng đạt được mục tiêu ở xung quanh bạn”
Tập hợp kiến thức này sẽ đưa bạn đến đỉnh cao của việc học hỏi. Tìm những người sáng lập và lãnh đạo, đó là điều tác động nhiều nhất đến quyết định của tôi.
Việc tìm những nhà sáng lập với nhiều kiến thức và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau là vô cùng quan trọng:
1. Những người có tầm nhìn và có tầm ảnh hưởng, tạo động lực cho nhóm dựa trên sự nhạy bén của mình, và quan trọng nhất, người có thể điều chỉnh lời nói và mục đích để thành công mà không ảnh hưởng tới văn hóa.
2. Những chuyên gia cho bạn độc quyền thâm nhập và trải nghiệm những kỹ năng chính ở các lĩnh vực quan trọng.
3. Những người có chuyên môn tuyệt vời với những cách giải quyết vấn đề khác nhau, và đặc biệt là, người thúc đẩy bạn vượt qua các trở ngại khi học hỏi những gì quá phức tạp.
Học hỏi những điều mới mẻ
“ Hãy làm quen với những gì bạn chưa biết”
Tôi tự tin để nói rằng đây là thời kì học hỏi, cùng một lúc, vừa buồn cười vừa khó chịu . Như mọi người đoán, ở một công ty mới thành lập, còn nhiều việc chưa được giải quyết và không có ai có đủ trình độ để đảm nhận việc đó. Khi công ty cần, và khi bạn buộc phải đối mặt với nó, nó sẽ đẩy quá trình tiếp thu những điều mới mẻ, thị trường mới và kỹ năng mới với tốc độ kinh hoàng.
Tôi để ý thấy mình ngày càng dễ thích nghi hơn mỗi khi phải đối mặt với những điều không ai làm hoặc không có khả năng làm. Khi đã xong công việc thường ngày, tôi còn phải tìm hiểu những thứ mới mẻ khác. Tôi tin đây là việc cần thiết khi bạn gặp trở ngại, và, không chỉ có những người mới bắt đầu thành lập công ty, mà cả những nhà sáng lập thành đạt cũng sẽ sơ ý bỏ qua.
Học hỏi từ sự linh hoạt
“Hãy tự do bay nhảy, vượt qua các giới hạn, nâng cấp chính mình”
Nghe có vẻ giống điều vừa được nêu ở trên, nhưng sự khác biệt chính là lần này bạn chủ động tìm hiểu các lĩnh vực khác, thay vì được yêu cầu làm điều đó.
Mặc dù sự cần thiết phải học hỏi các kỹ năng một cách nhanh chóng đáng được khích lệ, nhưng sự linh hoạt mà một công ty mới thành lập sẽ cho bạn cơ hội làm việc với nhiều người ở nhiều lĩnh vực, để tự nâng cấp bản thân, và hoàn thành mảng công việc của chính mình.
Học hỏi từ sự thích ứng
“Khuyến khích một môi trường linh hoạt”
Các công ty mới khởi nghiệp thường di chuyển và thay đổi rất nhanh. Bạn phải quen với việc bạn bè chuyển đi nơi khác, người mới gia nhập đội, áp lực từ việc tiền trong quỹ cạn kiệt quá nhanh v.v…
Tất cả mọi người, cả đồng nghiệp lẫn sếp của bạn, đều sẽ phải đối mặt với những vấn đề này, và đều đóng vai trò trong đó.
Còn với Google
Google cho bạn một môi trường làm việc tuyệt vời, nuôi dưỡng tính hợp tác, đào sâu suy nghĩ, giải quyết các vấn đề lớn và cực kì nhiều những thử thách mới.
Nhưng tôi tin những kiến thức tôi đang kiếm tìm, những thứ sẽ tạo dựng nên một doanh nhân cừ khôi, sẽ chỉ có được trong một công ty đang khởi nghiệp. Có thể đây sẽ không phải công ty duy nhất tôi gia nhập, hay cái cuối cùng trước khi tôi thành lập công ty của riêng mình, nhưng tôi nghĩ đây là một khởi đầu tuyệt vời.
>> 6 ý tưởng khởi nghiệp có vẻ điên rồ nhưng vô cùng thành công
Anh Thu
Theo Theo Infonet
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!