Tại sao Facebook chiến đấu hết mình cho dự án Internet miễn phí?

16/01/2016 09:16 AM | Công nghệ

Tại sao Facebook chiến đấu hết mình cho dự án Internet miễn phí?

Thành công rực rỡ của Facebook trong hai năm vừa qua chủ yếu nhờ doanh thu từ quảng cáo di động. Theo báo cáo thu nhập gần đây, vào tháng 10/2015, doanh thu quảng cáo hàng quý của hãng đạt 4,3 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2014.

Hiện Facebook có hơn 1,5 tỷ người dùng hàng tháng. Việc giữ mức tăng trưởng người dùng hàng năm ở mức trên 100 triệu đang ngày càng khó khăn hơn.

Một phần của vấn đề nằm ở chỗ đa số người dùng tiềm năng hiện đang sống tại những nơi có hạ tầng mạng Internet kém phát triển. Facebook đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách đưa những máy bay tự lái phát sóng WiFi chạy bằng năng lượng mặt trời tới những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Dưới tên gọi Free Basics, dự án hai năm tuổi được Mark Zuckerberg ví như đường dây 911 của Internet. Hiện tại dự án Free Basics, hai còn được biết tới với tên gọi Internet.org, đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, nhờ nó người dân có thể truy cập Internet miễn phí để sử dụng một phiên bản Facebook rút gọn và một số trang web cung cấp thông tin như tin tức, thời tiết, các trung tâm chăm sóc sức khỏe trong khu vực và các thông tin khác.

Một hoặc hai nhà mạng tại các quốc gia trên cung cấp gói thuê bao miễn phí tốc độ thấp tới khách hàng giúp Facebook để thu hút được nhiều khách hàng mới và hy vọng sau đó khách hàng sẽ nâng cấp lên các gói thuê bao trả phí tốc độ cao.

Facebook cho rằng họ cung cấp Internet miễn phí để thế giới trở nên kết nối và cởi mở hơn chứ không phải để thúc đẩy tăng trưởng của hãng. Dù thế nào chăng nữa, khả năng truy cập Internet rất quan trọng ở Ấn Độ nơi có 130 triệu người dùng Facebook, 375 triệu người online và hơn 800 triệu người chưa có điều kiện kết nối Internet cũng như sử dụng Facebook.

Đây chính là lý do khiến Zuckerberg dành những tuần đầu tiên trong kỳ nghỉ chào đón bé Max để tới thăm Ấn Độ nhằm vận động sự ủng họ cho Free Basics. Ngày 21/12, chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ chương trình này, được cung cấp bởi nhà mạng Reliance Communications, bởi công chúng và những nhóm không ủng hộ tự do Internet cho rằng ưu tiên dịch vụ miễn phí của Facebook sẽ bóp nghẹt sự cạnh tranh.

Ngay cả khi cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ ban hành lệnh cấm, hàng ngày Facebook vẫn đăng những quảng cáo cỡ lớn trên các mặt báo và dán những tấm biển quảng cáo lớn với hình ảnh nông dân và học sinh hạnh phúc với những lợi ích từ Free Basics.

Zuckerberg mong rằng những quảng cáo trên sẽ thuyết phục người dân Ấn Độ ủng hộ từ đó gây tác động tới chính phủ để Free Basics được phê duyệt. "Nếu chúng ta chấp nhận sự thật rằng mọi người đều xứng đáng được truy cập Internet thì chúng ta phải ủng hộ Free Basics", CEO Facebook viết trong một bài báo đăng tải trên Times of India, tờ báo lớn nhất quóc gia này, trước thềm năm mới. "Ai lại đi chống lại điều điều này chứ"?

Những người phản đối, bao gồm một số nhà báo và doanh nhân, cho rằng Free Basics rất nguy hiểm vì nó thay đổi nền tảng của nền kinh tế trực tuyến. Nếu các công ty được nhà mạng ưu đãi, Internet sẽ không còn là một sân chơi bình đẳng, Vijay Shekhar Sharma, sáng lập hãng thanh toán trực tuyến Paytm, chia sẻ. Phát ngôn viên của Sharma cho biết Zuckerberg đã liên hệ với Sharmar để thảo luận về vấn đề trên nhưng từ chối đưa thêm thông tin.

Cơ sở hạ tầng Internet của Ấn Độ vẫn sẽ phát triển cho dù có hay không sự giúp đỡ của Facebook, Nikhil Pahwa, một bloger công nghệ và đồng sáng lập liên minh Save the Internet, đối lập với Free Basics, khẳng định. "Chúng tôi không coi Free Basics là một dịch vụ từ thiện nó là một hành vi chiếm lĩnh thị trường".

Pahwa nhận xét. Hồi tháng Tư năm ngoái, ý định giảm chi phí dữ liệu cho một số ứng dụng nhất định của Bharti Airtel, một nhà mạng hàng đầu của Ấn Độ đã, bị chỉ trích mạnh mẽ khiến nhà mạng này phải hoãn kế hoạch.

Những khó khăn trên không thể cản Facebook giúp thêm nhiều người dân Ấn Độ có thể truy cập Internet, Neha Dharia, một nhà phân tích của hãng Ovum, chia sẻ. "Một quốc gia đang phát triển như Ấn Độ cần cung cấp cho người tiêu dùng nhiều ưu đãi để có thể truy cập Internet", Dharia nói. "Dịch vụ Free Basics của Facebook có vẻ hơi cực đoan nhưng chúng ta cần ngồi lại để tìm ra một giải pháp tốt nhất".

Gói Internet miễn phí cũng giúp các nhà mạng như Reliance, nhà mạng lớn thứ tư Ấn Độ, nâng cấp hệ thống mạng thường xuyên rớt của hãng, Dharia nói. Đó là một phương thức cộng sinh bởi khách hàng sẽ nhanh chóng chán nản dịch vụ cơ bản tốc độ kém và sẽ sớm nâng cấp. Gói Free Basics không bao gồm Gmail, YouTube, Vimeo, Twitter hay ứng dụng âm nhạc Bollywood.

Theo dự đoán của công ty tư vấn Deloitte, video sẽ chiếm 64% lưu lượng truy cập Internet của Ấn Độ trong tháng Ba năm 2017. Facebook cho biết trong vòng một tháng, hơn 40% người dùng dịch vụ Free Basics đã nâng cấp lên gói thuê bao trả tiền.

Nếu Free Basics được cho phép tại Ấn Độ, người dùng sẽ tiếp tục trả tiền để sử dụng Facebook nhiều hơn mà quên đi các dịch vụ khác, Dharia chia sẻ. "Với nhiều người dân Ấn Độ, Facebook là Internet", cô chia sẻ thêm. Google từ chối bình luận về việc đa số dịch vụ của hãng không được hỗ trợ bởi Free Basics.

Ban quản lý viễn thông Ấn Độ cho những người ủng hộ và phản đối Free Basics thời hạn gửi ý kiến công chúng trước ngày 14/1 và cho tới nay họ đã nhận được 2,4 triệu kiến nghị, đa số họ ủng hộ Free Basics.

Quyết định cấm Free Basics của Ấn Độ cũng gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Một tuần sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm, Ai Cập cũng ra quyết định tương tự nhưng không tiết lộ lý do tại sao. "Facebook sẽ chiến đấu tại Ấn Độ nhằm khôi phục danh tiếng.

Chiến thắng ở Ấn Độ sẽ giúp tiếng nói của Facebook về Free Basics tại các quốc gia khác trở nên có trọng lượng hơn", Pranesh Prakash, một người phản đối Free Basics, giám đốc chính sách tại Trung tâm Internet và Xã hội phi lợi nhuận ở Bengaluru, chia sẻ.

Cùng chuyên mục
XEM