Công nghệ Steam Cleaning liệu có làm hỏng di tích? Yên tâm, hàng trăm công trình lịch sử đã được thử trước rồi

26/04/2019 16:25 PM | Công nghệ

Công nghệ sử dụng hơi nước Steam Cleaning đã được áp dụng trên hàng trăm di sản trên thế giới, và chẳng có vấn đề gì cả.

Dự án làm sạch di tích lịch sử mới được triển khai tại Ngọ Môn - một cổng của Đại Nội Huế - đang nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng.

Trải qua 186 năm tồn tại, di tích này đang trong tình trạng tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm từ tảo, rêu mốc, làm mất vẻ mỹ quan di tích. Vậy nên, có thể nói dự án có một ý nghĩa rất lớn với cả người Huế và khách du lịch.

Nhưng dẫu được đánh giá là thiết thực, vẫn còn đó những tranh luận đầy nghi ngại trong cộng đồng mạng xung quanh dự án này. Có người cho rằng tại sao phải tẩy rửa, vì rêu là thứ làm nên nét cổ kính của di tích lịch sử kia mà? Số khác thì tỏ ý không vừa lòng, cho rằng công nghệ Steam Cleaning - hay tẩy rửa bằng hơi nước - được sử dụng trong dự án lần này sẽ gây hủy hoại cho công trình.

Vậy các ý kiến đó có đúng hay không? Chúng ta sẽ giải quyết trong bài viết này.

Rêu và di sản không bao giờ nên làm bạn cùng nhau

Rêu làm nên nét cổ kính? Cũng đúng, nhưng đó thực chất lại là một quan điểm thẩm mỹ sai lầm. Không chỉ ở di tích lịch sử, mà rêu và các công trình xây dựng cũng không bao giờ nên làm bạn cùng nhau.

Rêu về cơ bản thuộc vào nhóm thực vật có phôi, không thể ra hoa cũng không thể kết quả. Chúng chỉ đơn giản mọc thành thảm ở những bề mặt ẩm ướt và có bóng râm, và trong một số trường hợp làm nên vẻ đẹp riêng cho những công trình của loài người.

Công nghệ Steam Cleaning liệu có làm hỏng di tích? Yên tâm, hàng trăm công trình lịch sử đã được thử trước rồi - Ảnh 1.

Rêu có thể làm nên nét cổ kính, nhưng không phải là "bạn" thực sự của di sản lịch sử

Tuy nhiên, sự có mặt của rêu lại là điều có hại. Rêu hấp thu hơi ẩm từ tường gạch để phát triển, đục sâu rễ vào trong, và rồi khiến công trình bắt đầu xuống cấp. Qua thời gian, tường đá có thể bị mủn vụn, thậm chí là thủng lỗ, rơi rụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Một công trình mang tính chất lịch sử như Đại Nội Huế, hẳn nhiên không ai muốn thấy sự xuống cấp ấy xảy ra? Vậy nên, việc làm sạch là điều cần thiết.

Liệu sử dụng Steam Cleaning có hủy hoại di sản? Yên tâm đi, bởi vì...

Vì công nghệ này đã từng được áp dụng với hàng trăm di tích lịch sử trên thế giới rồi.

Steam Cleaning nói đơn giản là công nghệ hóa hơi nước với áp suất cao để tẩy rửa những vết bẩn quá cứng đầu và tồn tại quá sâu trong kết cấu của công trình. Hơi nước sẽ làm "lỏng" liên kết giữa các phân tử bụi, tiêu diệt cả các chất bẩn dưới bề mặt hoặc trốn sâu hơn trong các hốc đá.

Công nghệ Steam Cleaning liệu có làm hỏng di tích? Yên tâm, hàng trăm công trình lịch sử đã được thử trước rồi - Ảnh 2.

Đơn vị áp dụng công nghệ này tại Ngọ Môn là Karcher - một công ty đã có kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực bảo tồn và làm sạch di sản trên phạm vi toàn thế giới.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến là dự án làm sạch tượng Chúa Cứu Thế của Rio de Janeiro (Brazil). Là một biểu tượng lịch sử của thành phố, công trình này đòi hỏi việc làm sạch phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Và Karcher đã hoàn tất mọi việc bằng công nghệ Steam Cleaning vào tháng 3/1991, với hơn 10 nhân viên làm việc liên tục trong suốt 1 tháng.

Một di tích nổi bật khác cũng từng được làm sạch là núi Rushmore - tại khu tưởng niệm quốc gia (Mỹ) vào năm 2005. Ngọn núi được khắc gương mặt của 5 vị cựu tổng thống Hoa Kỳ khi đó bám đầy địa y, tảo, rêu và đất bẩn, gây nguy cơ làm tổn hại đến lớp đá phía dưới. Và phải mất hơn 1 tháng, Karcher "thay áo" thành công cho ngọn núi.

Công nghệ Steam Cleaning để làm sạch nhà thờ trăm năm tuổi Ulm Minster  

Một số nhà thờ có niên đại từ thế kỷ 14 cũng từng được áp dụng công nghệ này để làm sạch. Như tháng 10/2018, Karcher đã "thay áo" cho nhà thờ Ulm Minster của Đức - di tích tồn tại từ cách đây hơn 700 năm.

Các công trình lịch sử của châu Á cũng từng qua tay Karcher với công nghệ Steam Cleaning, như câu Nihonbashi (Nhật Bản), tượng Linh Sơn Đại Phật tại thành phố Vô Tích (Trung Quốc), Đài tưởng niệm quốc gia National Monumen của Indonesia...

Hàng trăm công trình lớn trên thế giới đã được áp dụng công nghệ này để tẩy rửa mà không có vấn đề gì cả. Vậy bạn còn lo sợ điều gì khi Ngọ Môn được "thay áo" mới nữa?

Theo JD

Cùng chuyên mục
XEM