Công nghệ “độc nhất vô nhị” mà Nam Phi, Mỹ tranh nhau mua nhưng đều thất bại, giúp Trung Quốc giành được dự án khai thác tài nguyên 5 tỷ USD của Ả Rập Xê-út

24/07/2023 10:45 AM | Kinh tế vĩ mô

Mỹ và Nhật Bản đã tranh nhau đàm phán để có được dự án khai thác tài nguyên của Ả Rập Xê-út nhưng thất bại, Trung Quốc đã giành được do sở hữu công nghệ “độc nhất vô nhị”.

Công nghệ “độc nhất vô nhị” mà Nam Phi, Mỹ tranh nhau mua nhưng đều thất bại, giúp Trung Quốc giành được dự án khai thác tài nguyên 5 tỷ USD của Ả Rập Xê-út - Ảnh 1.

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, Trung Quốc đã làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến nhất. Những công nghệ hiện đại này liên quan đến nhiều lĩnh vực, thậm chí có những công nghệ đến Mỹ cũng chưa từng có.

Hiện nay, Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong phát triển công nghệ tiên tiến, có những công nghệ trở thành độc nhất vô nhị. Một trong những công nghệ độc nhất vô nhị của Trung Quốc là công nghệ chiết xuất hydro florua thông minh, toàn bộ hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo và được tự động hóa . Công nghệ này được sử dụng chủ yếu trong khai thác tài nguyên phốt phát.

Sau khi làm chủ được công nghệ này, nhiều nước đã tìm tới Trung Quốc để mua. Trước đây, Nam Phi, Mỹ và Nhật Bản đã tranh nhau trả giá để mua công nghệ này của Trung Quốc nhưng đều bị từ chối. Sau khi bị từ chối, Nam Phi đã từng nói rằng nhất định sẽ có được công nghệ tương tự của quốc gia khác. Tuy nhiên, đến nay, công nghệ này vẫn chỉ có mình Trung Quốc làm chủ trên toàn thế giới.

Nhờ việc sở hữu công nghệ chiết xuất hydro florua thông minh mà không nước nào có, Trung Quốc đã thành công có được dự án khai thác quặng phốt phát trị giá 5 tỷ USD của Ả Rập Xê – út . Vào thời điểm đó, nhiều quốc gia đã đàm phán để có được dự án này, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản, nhưng chỉ có Trung Quốc giành được thành công.

Công nghệ chiết suất hydro florua trước đây các nước hay sử dụng có hiệu suất thấp, thậm chỉ một số phương pháp phải dùng thuốc thử độc hại gây ra nhiều nguy hiểm tới con người. Bên cạnh đó, các phương pháp trước đây có thao tác tương đối phức tạp và cần kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt. Do đó, rất khó để đáp ứng nhu cầu phân tích đơn giản, nhanh chóng và tự động của sản xuất công nghiệp.

Chính vì vậy, Trung Quốc đã nghiên cứu ra công nghệ công nghệ chiết xuất hydro florua thông minh để giải quyết các vấn đề mà các phương pháp trước đây gặp phải. Cụ thể, công nghệ này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân để tăng tính hiệu quả các giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.

Công nghệ này Trung Quốc làm chủ được là nhờ nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên cứu, hiện nay trên thế giới chỉ có Trung Quốc là có thể sử dụng thành thạo công nghệ này.

Công nghệ hiện đại này cung cấp một hệ thống đo độ tinh khiết của sản phẩm đối với hydro florua và sản phẩm có thể được sử dụng ngay vào trong việc sản xuất công nghiệp.

Hydro florua còn có tên gọi khác là axit flohiđric được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hoá dầu như là một thành phần của các chất siêu axit. Hydro Florua sôi ở nhiệt độ phòng, cao hơn nhiều so với các hydro khác.

Trong dầu khí, axit flohydric được dùng vào một quá trình nhất định trong các nhà máy lọc dầu. Trong ngành thủy tinh, kính, axit flohydric được ứng dụng trong sản xuất và khắc thủy tinh. Axit này được dùng làm chất ăn mòn, hòa tan kính, và được dùng trong khắc thủy tinh.

Bên cạnh đó, trong đời sống, axit flohiđric được dùng để tẩy, rửa, vì axit flohydric có khả năng hòa tan được các oxit kim loại nên được dùng để tẩy các tạp chất oxit trên bề mặt kim loại, tẩy cáu cặn trong thiết bị trao đổi nhiệt, được dùng trong công nghệ xử lý thép không gỉ, chống ăn mòn và tẩy trắng inox.

Trong ứng dụng tách đá, phá đá, do hòa tan được các oxit nên Axit được dùng thể giải thể các mẫu đá trước khi phân tích… Ngoài ra, còn có khả năng dùng để hòa tan các oxit kim loại, sản xuất hợp chất hữu cơ Flo và các sản phẩm của flo.

Với tiền đề đã phát triển thành công công nghệ chiết xuất hydro florua thông minh, Trung Quốc sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất công nghiệp hydro florua khan quy mô lớn và chế tạo thiết bị khai thác hydro florua công nghiệp điện đại nhất trên thế giới.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM