Con cháu chúng ta sẽ thiếu nước trong 35 năm tới, thế hệ 10X Việt lo lắng đi là vừa

02/04/2016 11:37 AM | Kinh tế vĩ mô

Hệ thống nguồn nước sạch của châu Á có thể sẽ quá tải do đáp ứng không đủ nhu cầu của con người trong vòng 35 năm.

Là lục địa lớn nhất trên thế giới, châu Á đang là ngôi nhà của 4,4 tỉ người. Châu Á cũng là châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu mới đây của học viện MIT, ít nhất 1 tỉ người châu Á sẽ phải đối mặt với nỗi lo thiếu nước sạch trong tương lai gần.

Chịu sức ép từ cả tình hình biến đổi khí hậu, cộng thêm tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới, các nước châu Á trong đó có Việt Nam đang chịu “rủi ro lớn về thiếu nước sạch”. Theo báo cáo, nếu biến đổi khí hậu và tốc độ tăng dân số tiếp tục như hiện nay, hệ thống nguồn nước sạch của châu Á có thể sẽ quá tải do đáp ứng không đủ nhu cầu của con người trong vòng 35 năm.

Hệ thống nguồn nước chính của chấu Á qua 4 lưu vực sông chính (trích báo cáo)
Hệ thống nguồn nước chính của chấu Á qua 4 lưu vực sông chính (trích báo cáo)

Theo Adam Schlosser, một trong những đồng tác giả của báo cáo, đây không chỉ là vấn đề biến đổi khí hậu. “Chúng ta không thể bỏ qua 2 yếu tố: tốc độ phát triển của nền kinh tế và tốc độ phát triển dân số, vì chúng ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng tài nguyên môi trường”, Adam nói.

Để minh chứng cho điều này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng mô hình dự đoán nhu cầu nước sạch trong đó tính toán cả các yếu tố kinh tế, công nghiệp, tỉ lệ sinh và biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy các yếu tố kinh tế và dân số thực sự có ảnh hưởng lớn nhưng thay đổi thời tiết vẫn là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Theo một báo cáo khác của Hội đồng liên hiệp quốc (UN), do biến đổi khí hậu nên không chỉ châu Á mà toàn thế giới sẽ hứng chịu khủng hoảng thiếu nước trên diện rộng vào năm 2030. Chỉ riêng biến đổi khí hậu đã đe dọa đến nguồn nước uống ở châu Á vậy khi tính đến các yếu tố khác, điều gì sẽ xảy ra?

Tại Trung Quốc, yếu tố gây ảnh hưởng nhất là sự phát triển của ngành công nghiệp, cụ thể khi thu nhập của người dân Trung Quốc đang khá hơn, nhu cầu của họ tăng lên dẫn đến các ngành công nghiệp sử dụng nước sẽ có nhu cầu lớn hơn.

Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp. Đơn vị : Tỉ (khối nước)
Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp. Đơn vị : Tỉ (khối nước)

Trái lại ở Ấn Độ, tốc độ phát triển dân số chóng mặt là yếu tố dẫn tới nhu cầu nước sinh hoạt tăng cao nhất.

Nhu cầu nước sinh hoạt. Đơn vị : Tỉ (khối nước)
Nhu cầu nước sinh hoạt. Đơn vị : Tỉ (khối nước)

Trong các yếu tố ảnh hưởng, một vấn đề quan trọng các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm lưu ý là phân bổ lượng nước tự nhiên và nhân tạo. Theo như bảng vẽ các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia có mức phân bổ lượng nước tự nhiên khá cao lên tới 400 tỉ khối nước mỗi năm nhờ nằm trên lưu vực dòng chảy sông Mê Kông.

Phân bổ lưu lượng nước tự nhiên hàng năm (Đơn vị: 1 tỉ - khối nước)
Phân bổ lưu lượng nước tự nhiên hàng năm (Đơn vị: 1 tỉ - khối nước)

Tuy nhiên trên thực tế, các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông đang chịu ảnh hưởng bởi sự tái phân bổ lượng nước do yếu tố con người.

Theo nhà nghiên cứu Schlosser: “Những hành động ở đầu nguồn ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình cuối nguồn”. Theo đó nếu đầu nguồn sử dụng nhiều nước, hoặc lưu trữ nước thì cuối nguồn sẽ thiếu nước ngày càng trầm trọng.

Thêm vào đó, hai yếu tố kinh tế và môi trường có khả năng cộng hưởng lẫn nhau, tạo nên hậu quả nghiêm trọng hơn từng yếu tố riêng lẻ. Nghĩa là các tác nhân do con người thực hiện lên dòng chảy tự nhiên của các dòng sông sẽ làm trầm trọng hóa những ảnh hưởng sẵn có.

Mặc dù tính đến nhiều yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau nhưng các tác giả cho rằng kết luận bài nghiên cứu vẫn cần một số điều chỉnh.

Thứ nhất bài nghiên cứu cho rằng lượng nước dành cho tưới tiêu hàng năm sẽ không thay đổi. Trên thực tế đây là một yếu tố có khả năng biến đổi cao trong tương lai, có thể theo hướng tốt hơn (do áp dụng công nghệ tưới tiêu hiệu quả tiết kiệm hơn) hoặc xấu hơn (cần tưới tiêu nhiều hơn vì dân số tăng cao).

Cánh đồng chịu hạn
Cánh đồng chịu hạn

Thứ hai, các tác giả cũng cho hay trong khi đánh giá về mức độ ảnh hưởng giữa nền kinh tế và nguồn nước họ đã bỏ qua một số giả định quan trọng như sự ảnh hưởng ngược từ hạn hán đến sự phát triển kinh tế. Một ví dụ cụ thể là do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nên các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước bị cắt giảm dần, do đó nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ giảm.

Một điểm sáng trong bài nghiên cứu là các tác giả cho rằng bài nghiên cứu trên thực tế cũng mang hơi hướng bi quan khi cho rằng các quốc gia và người dân trên thế giới sẽ không chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy kết luận của bài nghiên cứu đưa ra là chính phủ các nước sẽ cần có những biện pháp thay đổi về hệ thống thủy lợi để phù hợp hơn với tình trạng hạn hán sẽ kéo dài trong tương lai.

Thiên nhiên đã có những thay đổi nhìn thấy được, đó là hậu quả của quá tình dài khai thác tài nguyên và phát triển không bền vững của con người. Kết quả hiện nay là không tránh khỏi. Chỉ mong rằng với sự chuẩn bị tinh thần kỹ càng và các thay đổi trong thời gian tới, chúng ta có thể giảm thiếu tối đa những tác động của biến đổi khí hậu lên cuộc sống tương lai.

Trung Đức

Cùng chuyên mục
XEM