Có một loại trí tuệ mang tên Charlie Munger: Thành công chỉ là sản phẩm phụ của một thái độ sống đúng đắn

16/07/2019 14:04 PM | Sống

Theo quan điểm của Charlie Munger, sự giàu có không phải là một công cụ để phung phí, mà nên được sử dụng để thưởng cho những người có đóng góp cho xã hội. Làm thế nào để đánh giá về Charlie Munger? Tôi nghĩ đến một câu nói của nhà văn quá cố Kim Dung: Cuộc sống chính là sống thật sôi nổi và rồi lặng lẽ rời đi.

Năm 1959, Buffett 29 tuổi gặp Charlie Munger 35 tuổi lần đầu tiên ở quê nhà Omaha, Hoa Kỳ.

Nhiều năm sau, Buffett vẫn biết ơn nói: "Munger đã mở rộng tầm nhìn của tôi bằng sức mạnh của tư duy, cho phép tôi tiến hóa từ đười ươi sang con người với tốc độ phi thường, nếu không, tôi sẽ nghèo hơn nhiều so với bây giờ."

01

Có một lần, Buffett và Munger đã tham dự cuộc họp hội đồng quản trị của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.

Sau cuộc gặp, hai người bước ra khỏi hội trường và đứng trên đường để thảo luận về cuộc họp. Buffett đột nhiên nhận ra rằng mình đã tự nói chuyện một mình khá lâu, còn Munger đã mất hút từ bao giờ.

Buffett nhìn xung quanh và thấy Munger đã đang ngồi trên taxi đến sân bay, mà không nói lời tạm biệt với ông.

Trong một dịp khác, Munger và Bob và Ted đã bàn bạc về vấn đề tiết kiệm và cho vay kinh doanh.

Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, Ted tiễn Munger và Bob ra thang máy. Sau khi cửa thang máy mở ra, Munger cứ vậy bước vào trong, không nói tạm biệt, cũng không vẫy tay chào, để lại Ted và Bob ngẩn ngơ đứng đó nhìn nhau.

Nhà tâm lý học người Mỹ, Mihaly Csikszentmihalyi gọi hành vi "hoàn toàn tập trung vào một điều gì đó" này là "tâm lưu", nghĩa là vô cùng tập trung, chăm chú đến nỗi quên cả bản thân, thậm chí còn không cảm nhận được sự tồn tại của thời gian và cả những người xung quanh.

Có một loại trí tuệ mang tên Charlie Munger: Thành công chỉ là sản phẩm phụ của một thái độ sống đúng đắn - Ảnh 1.

Tỷ phú Charlie Munger

02

Năm 1986, Munger đã có bài phát biểu tại Lễ tốt nghiệp của trường Harvard.

Munger đã chia sẻ với các sinh viên có mắt rằng:

"Đừng học hỏi kinh nghiệm thành công của người khác, cũng đừng lấy thất bại của người khác làm tấm gương, chỉ học hỏi từ chính những kinh nghiệm của mình."

Tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway năm 2004, một cổ đông đã hỏi: Làm thế nào để thành công trong cuộc sống?

Munger trả lời rằng: "Không hút ma túy, không vượt đèn đỏ, không nhiễm AIDS."

Khác với những người hay thích đi giảng giải về thành công, Munger khuyên bạn làm sao để tránh thất bại. kiểu "tư duy ngược" này đã từng được Munger mô phỏng như sau:

"Nếu tôi biết mình sẽ chết ở đâu, tôi sẽ không bao giờ đến nơi đó."

03

Có một năm, Munger và sinh viên Li Lu của mình tham gia một gặp mặt ngoài trời.

Sau khi hoạt động kết thúc, họ đi đến sân bay. Khi qua cửa kiểm tra an ninh, vì một số lý do, máy dò liên tục kêu lên cảnh báo, Munger phải quay lại kiểm tra an ninh hết lần này đến lần khác.

Cuối cùng để lỡ mất chuyến bay.

Nhưng Munger không hề lo lắng, ông ngồi xuống lấy một cuốn sách ra đọc, lặng lẽ ngồi đợi chuyến bay tiếp theo. Munger noi: "Chỉ cần trong tay có một cuốn sách, tôi sẽ không cảm thấy lãng phí thời gian."

Trong mắt nhiều người, Munger không khác gì "một cuốn sách có hai chân".

Munger thích đọc sách, đặc biệt là sách tiểu sử. Munger cho rằng nếu bạn có thể kết bạn với nhà kinh tế học Adam Smith thì nhất định sẽ rất giỏi về kinh tế.

Có 7 tỷ người trên trái đất sống cùng thời đại với chúng ta, nhưng có rất ít người có thể để lại tiểu sử. Đọc một cuốn tự truyện xuất sắc là đang "kết bạn " với những người vĩ đại quá cố. Bản chất của việc đọc chính là giao tiếp vượt không gian và thời gian.

Có một loại trí tuệ mang tên Charlie Munger: Thành công chỉ là sản phẩm phụ của một thái độ sống đúng đắn - Ảnh 2.

Charlie Munger và Warren Buffett

04

Năm 1994, Munger đã có bài phát biểu tại Trường Kinh doanh USC Marshall của Đại học Nam California như sau:

1. Đừng bán những thứ mà bạn thậm chí còn không muốn mua.

2. Đừng làm việc với những người bạn không tôn trọng hoặc không thích.

3. Chỉ làm việc với những người bạn thích.

Điểm đầu tiên là nhắc nhở chúng ta cần phải có sự đồng cảm, giả sử bạn đang bán một sản phẩm tài chính hoặc bảo hiểm tài sản, nếu ngay cả cánh cửa "bản thân" bạn còn không qua được, vậy thì đừng bán chúng cho bạn bè của mình.

Điểm 2 và 3 nói với chúng ta rằng phải chọn đúng người. Công việc không chỉ để hỗ trợ kinh tế cho gia đình mà còn là thứ khiến bản thân hạnh phúc mỗi ngày.

05

Ở những năm tháng tuổi già, Munger, người có tài sản ròng trị giá 1,6 tỷ USD, đã lọt vào top 400 trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ.

Munger có máy bay riêng, Berkshire cũng có một chuyên cơ riêng. Nhưng chỉ khi đi du lịch cùng vợ và gia đình, Munger mới chọn đi máy bay riêng. Một số người hoang mang, Munger giải thích:

"Đầu tiên, tôi lãng phí quá nhiều xăng cho một chuyên cơ riêng. Thứ hai, tôi nghĩ rằng an toàn hơn khi đi máy bay thương mại. Thứ ba, điều tôi muốn là hòa nhập với cuộc sống, tôi không muốn bị cô lập."

Munger, người sống một cuộc sống giản dị và giản đơn luôn rất nhiệt tình với các hoạt động từ thiện xã hội và phúc lợi công cộng. Ông đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu Munger của Thư viện Huntington. Ngoài ra, vì vợ là cựu sinh viên Stanford nên ông đã quyên góp 60 triệu đô la cho Đại học Stanford.

Theo quan điểm của Munger, đầu tư thành công chỉ là sản phẩm phụ của một thái độ đúng đắn với cuộc sống. Sự giàu có không phải là một công cụ để phung phí, mà nên được sử dụng để thưởng cho những người có đóng góp cho xã hội.

Có một loại trí tuệ mang tên Charlie Munger: Thành công chỉ là sản phẩm phụ của một thái độ sống đúng đắn - Ảnh 3.

Warren Buffett, Charlie Munger và Bill Gates

Là một đối tác và cố vấn của Buffett, Munger đã đạt được thành công tuyệt đối theo nghĩa đen. Tuy nhiên, so với ánh sáng của vị thần của Buffett, Munger lại luôn đứng sau hậu trường.

Làm thế nào để đánh giá về Munger? Tôi nghĩ đến một câu nói của nhà văn quá cố Kim Dung: Cuộc sống chính là sống thật sôi nổi và rồi lặng lẽ rời đi.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM