Có mặt thường xuyên trên mâm cơm gia đình, nhưng ít ai biết khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loại rau này

15/11/2017 17:29 PM | Xã hội

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều căn bệnh. Cụ thể, chất nhầy pectin này có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu, và còn nhiều công dụng…

Người ta thường nói 'nghèo rớt mồng tơi' để ám chỉ những người trong cảnh bần hàn, yếu đuối. Thế nhưng nếu nhìn từ con mắt khoa học, rau mồng tơi thực ra lại là một thực phẩm có thể giúp rất nhiều cho sức khỏe con người, mà có sức khỏe tức đồng nghĩa với có sự giàu sang.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều căn bệnh. Cụ thể, chất nhầy pectin này có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu, và còn nhiều công dụng…

Cả Đông y và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Còn theo Tây y, loại rau này giúp chữa những căn bệnh như thanh nhiệt, giải độc, trị vết thương... Dưới đây là một số công dụng của loại rau này:

1. Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón:

Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

2. Chữa chảy máu cam: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu, máu sẽ cầm ngay.

Có mặt thường xuyên trên mâm cơm gia đình, nhưng ít ai biết khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loại rau này - Ảnh 1.

3. Trị đầy bụng:Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.

4. Trị bệnh trĩ:

Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).

5. Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1- 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

6. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh:

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

7. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng; hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Có mặt thường xuyên trên mâm cơm gia đình, nhưng ít ai biết khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loại rau này - Ảnh 2.

8. Chữa yếu sinh lý nam giới: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

9. Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

10. Gảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.

Có mặt thường xuyên trên mâm cơm gia đình, nhưng ít ai biết khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loại rau này - Ảnh 3.

11. Trị hơi thở nóng khó chịu:Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa.

12. Trị chứng đi tiểu nóng buốt:Lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới.

 

Văn Lê

Cùng chuyên mục
XEM