Cô gái 27 tuổi phát hiện ung thư phổi ác tính: Không hút thuốc, không uống rượu, cứ ngỡ mình sống lành mạnh nhưng cuối cùng phải cắt bỏ cả thùy phổi

03/02/2022 09:29 AM | Sống

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Đây thực sự là những con số đáng báo động.

Xiaoxiao năm nay 27 tuổi, trong đợt khám sức khỏe định kỳ ở công ty, cô được phát hiện có nốt mờ trong phổi. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đề nghị phẫu thuật cắt thùy phổi càng sớm càng tốt. Sau khi tiến hành phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy nó là ác tính và có khả năng là ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ cho biết cần cần kết hợp với kết quả giải phẫu bệnh chi tiết để có phương án điều trị thích hợp.

Xiaoxiao bị từ "ác tính" làm cho hoảng sợ, cùng với đó, cô cũng rất băn khoăn, cô ấy không hút thuốc, không uống rượu và sống rất lành mạnh. Liệu ung thư phổi có phải là tai họa từ trên trời giáng xuống mà không có nguyên nhân cụ thể nào không?

Hãy cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành để có được cái nhìn tổng quan nhất là căn bệnh này.

Ung thư có phải là chuyện may rủi?

Theo ông Luo Rongcheng - bác sĩ chuyên khoa nội thuộc bệnh viện Ung thư Fuda (Trung Quốc), xét về bản chất, ung thư là một căn bệnh liên quan đến các yếu tố di truyền trong cơ thể người (hay còn gọi là gen).

 Cô gái 27 tuổi phát hiện ung thư phổi ác tính: Không hút thuốc, không uống rượu, cứ ngỡ mình sống lành mạnh nhưng cuối cùng phải cắt bỏ cả thùy phổi  - Ảnh 1.

Trong đa số các trường hợp, các gen đều giữ sự ổn định về mặt cấu trúc, duy trì các chức năng mà từng gen đảm nhận và đóng vai trò sinh lý quan trọng đối với các tế bào trong cơ thể người. Tuy nhiên, khi cơ thể phải đối mặt với những yếu tố có hại như virus, chất gây ung thư hóa học, thuốc lá, rượu bia,... các gen sẽ bị kích thích hoặc biến đổi cấu trúc, từ đó hình thành các tế bào ung thư và cuối cùng là ung thư.

Gen là đơn vị di truyền cơ bản, điều đó cũng cho thấy rằng ung thư có một xác suất di truyền nhất định. Tuy nhiên, xác suất này rất nhỏ, việc mắc bệnh ung thư chủ yếu chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.

Tại sao không hút thuốc, không uống rượu mà vẫn mắc ung thư phổi?

Khi đề cập đến các yếu tố tới từ bên ngoài là tác nhân gây ung thư phổi, người ta thường nghĩ ngay đến thuốc lá và rượu bia. Trong thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất gây ung thư, điển hình là nicotin - chất làm hỏng hệ thống bảo vệ tự nhiên của phổi, lâu dần dễ gây ung thư phổi.

Còn rượu có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất gây ung thư bằng cách phá hủy màng nhầy của khoang miệng và đường hô hấp, đồng thời kết hợp cùng khói thuốc khiến xác suất đột biến gen gây ung thư tăng lên.

Vì vậy, thuốc lá và rượu bia là một trong những tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng thuốc lá và rượu không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc mắc ung thư phổi. Dù không chủ động hút thuốc hay uống rượu nhưng nếu bị các yếu tố nguy cơ cao khác kích thích cũng có thể gây ung thư phổi.

    1. Khói thuốc thụ động

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, bao gồm: hợp chất hữu cơ benzopyrene, chì, carbon monoxide, asen, hợp chất hữu cơ, formaldehyde, xyanua,... Một số chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%, trong đó có ung thư phổi, ung thư vòm họng, khối u não...

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

    2. Ô nhiễm môi trường

Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân đứng đầu gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tỉ lệ mắc ung thư phổi ngày càng tăng ở nữ giới.

Một nguyên nhân có thể kể đến khi nhắc đến hiện tượng trên chính là khói bếp. Trong khói bếp cũng có chứa các chất độc hại như benzopyrene và nitrosamine dễ bay hơi, có thể kích thích hệ hô hấp và gây ung thư sau khi hít phải khí radon - một loại chất gây ung thư.

 Cô gái 27 tuổi phát hiện ung thư phổi ác tính: Không hút thuốc, không uống rượu, cứ ngỡ mình sống lành mạnh nhưng cuối cùng phải cắt bỏ cả thùy phổi  - Ảnh 2.

Các chuyên gia bệnh viện K cho biết: Qua nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, ô nhiễm không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Nếu có nhiều yếu tố phối hợp với nhau thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

    3. Nhiễm virus

Theo các bác sĩ là chuyên gia đầu ngành về ung thư, có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi, bao gồm: tác động bên ngoài môi trường, những biến đổi bên trong cơ thể và sự suy giảm hệ miễn dịch.

Các virus như HIV, virus Epstein-Barr… hoàn toàn có thể gây suy giảm miễn dịch của cơ thể người. Các loại virus này có thể tích hợp vào một gen trong DNA của người thông qua DNA của virus, làm thay đổi cấu trúc gen và gây đột biến gen, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

    4. Các bệnh ác tính

Theo bác sĩ Zhao Wei của Khoa Hô hấp và Chăm sóc Tích cực, Bệnh viện Đa khoa PLA, nếu một số bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, lao phổi, nốt phổi, viêm phổi kẽ ... không được điều trị kịp thời, các bệnh này có thể tiến triển thành ung thư.

Vì vậy, khi phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 Cô gái 27 tuổi phát hiện ung thư phổi ác tính: Không hút thuốc, không uống rượu, cứ ngỡ mình sống lành mạnh nhưng cuối cùng phải cắt bỏ cả thùy phổi  - Ảnh 3.

Theo Thanh Lâm

Cùng chuyên mục
XEM