CNN: Tử thần mang tên "nước hoa quả đóng chai"
"Tôi biết các bậc phụ huynh muốn con trẻ của họ được khỏe mạnh nhưng các hãng nước hoa quả đóng chai đang làm mọi người lẫn lộn", Chuyên gia Jennifer Harris của Tổ chức Robert Wood Johnson nói.
Năm 2018, người Mỹ chi tới 1,4 tỷ USD cho những thương hiệu nước hoa quả đóng chai. Điều trớ trêu là các nghiên cứu khoa học đều cho thấy những sản phẩm này chẳng bổ béo gì cho sức khỏe như quảng cáo.
Báo cáo năm 2019 của Trung tâm chính sách thực phẩm và béo phì (RCFPO), các doanh nghiệp nước ngọt đã chi tới 20,7 triệu USD tiền quảng cáo, qua đó khiến nhiều bậc phụ huynh tin rằng nước hoa quả đóng chai có các khoáng chất tốt cho sức khỏe con trẻ.
"Tôi biết các bậc phụ huynh muốn con trẻ của họ được khỏe mạnh nhưng các hãng nước hoa quả đóng chai đang làm mọi người lẫn lộn", Chuyên gia Jennifer Harris của Tổ chức Robert Wood Johnson nói.
"Hiệp hội Nhi Mỹ (AAP) đã từng cảnh báo rằng trẻ em ngày nay tiêu thụ quá nhiều đường. Điều này có thể gia tăng nguy cơ mắc các bênh tiểu đường, viêm gan, đau tim hay béo phì. Các nhãn hàng nước hoa quả đang khiến phụ huynh nhầm lẫn khi cho rằng đó là thức uống tốt cho sức khỏe trong khi thực chất điều đó hoàn toàn sai", Tiến sĩ Natalie Muth của AAP đồng tình.
Trẻ em ngày nay đang bị đầu độc bởi nước ngọt và nước hoa quả đóng chai
Chiến thuật marketing gây phân vân
Theo nghiên cứu của Children’s Drink Fact năm 2019, khoảng 2/3 trong số 34 loại nước hoa quả đóng chai phổ biến nhất trên thị trường Mỹ không chứa bất kỳ hoa quả hay nước ép tươi nào nhưng vẫn in hình hoa quả tới 85% bề mặt bao bì. Những thức uống chứa nước ép hoa quả cũng không vượt quá tỷ lệ 5%.
Phần lớn những loại nước hoa quả đóng chai này đều viết "nguồn Vitamin C tự nhiên" hay "100% Vitamin C" nhưng chúng chẳng chứa tý nước ép hoa quả nào, phần lớn đều là chất bỏ thêm vào.
Tệ hơn, các hộp hoa quả đóng chai ghi "ít đường" nhưng họ không cho các bậc phụ huynh biết chất tạo ngọt nhân tạo ít Calories được cho thêm vào để thay thế đường. Khoảng 74% số nước hoa quả đóng chai hiện nay tại Mỹ chứa chất tạo ngọt nhân tạo này.
Khoảng 1/3 số nước hoa quả đóng chai trên thị trường Mỹ hiện nay có chứa ít nhất 16gr đường, cao gấp đôi tiêu chuẩn hấp thụ đường cho phép đối với trẻ em mỗi ngày. Thậm chí nhiều đồ uống còn chứa nhiều đường hơn nhưng chẳng cơ quan nào thực sự mạnh tay vào cuộc trước sức mạnh vận động hành lang của các doanh nghiệp. Phụ huynh thì thiếu kiến thức và bị bối rối trước các chiêu quảng cáo mập mờ.
Phần lớn các bậc cha mẹ không để ý thành phần chất tạo ngọt nhân tạo in rất nhỏ trên nhãn. Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng không phân biệt được những loại đường nhân tạo cùng các tên hóa học chuyên ngành như Aspartame, Acesulfame-potassium, Sucralose, Stevia, Neotame hay Saccharin.
Không riêng gì phụ huynh, trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi chiến lược quảng cáo gây nhiễu loạn của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy trẻ từ 2-11 tuổi xem quảng cáo đồ có đường nhiều gấp đôi sản phẩm không đường và nhiều gấp 4 lần so với người lớn.
Những chất tạo ngọt nhân tạo cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ, đặc biệt là với những em dưới 5 tuổi. Đây là thời điểm hệ thống vị giác của các em phát triển và các chất tạo ngọt nhân tạo sẽ khiến trẻ không muốn uống nước hay sữa vì quá nhạt.
"Chẳng có ai biết tác hại thật sự của nước hoa quả đóng chai lên trẻ em. Chẳng có ai dám làm nghiên cứu hay khảo sát thực sự trước sức mạnh vận động hành lang của các doanh nghiệp đồ uống", Chuyên gia Harris của Viện Robert Wood Johnson ngậm ngùi thừa nhận.
Những lựa chọn khôn ngoan
Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) kết hợp cùng AAP, Hiệp hội dinh dưỡng và phóng chống tiểu đường (AND), Hiệp hội Nha khoa Mỹ (AAPD) đã đăng một bản báo cáo vào tháng 9/2019, qua đó khuyến nghị trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống sữa ngọt có đường, các đồ uống chứa caffein hay nước chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên dùng sữa mẹ và sữa bột. Phụ huynh cũng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước hoa quả đóng chai bởi thậm chí sản phẩm đóng chai tốt nhất cũng chẳng thể bằng hoa quả tươi.
Đối với những phụ huynh muốn cho con uống nước hoa quả đóng chai, tốt nhất nên pha thêm nước để làm loãng lượng đường cũng như mức tiêu thụ hàng ngày của trẻ. Dẫu vậy, các chuyên gia khuyên rằng dùng hoa quả tươi vẫn tốt hơn hoa quả đóng chai bởi chúng hầu như chẳng chứa chất gì tốt cho sức khỏe.
Báo cáo của các Hiệp hội AHA, AAP, AND, AAPD về đố uống đảm bảo sức khỏe cho trẻ em