Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông "bất lực"

28/11/2020 15:00 PM | Xã hội

Đã có thời các quán cà phê được coi là mối đe dọa với sự nam tính của đàn ông Anh vì nhận thức phổ biến khi đó cho rằng chúng khiến nam giới nói chuyện phiếm nhiều hơn, khiến họ bất lực chuyện "giường chiếu" khi về nhà.

Các quán cà phê đã giúp truyền bá nền dân chủ hiện đại, thúc đẩy thời kỳ Khai sáng và các tác phẩm văn học định kỳ. Vậy tại sao những cận thần của của Vua Charles II lại từng cố gắng cấm loại đồ uống này?

Hạt cà phê bắt đầu được chế biến thành đồ uống trên những ngọn đồi ở Ethiopia từ thế kỷ 9. Đến thế kỷ 16, cà phê đã đến được Constantinople và trở thành một mặt hàng chủ yếu trong văn hóa tiếp khách của Đế chế Ottoman. Đây cũng là nơi các quán cà phê đầu tiên, không gian cho đàn ông gặp gỡ và thư giãn vào buổi chiều, phát triển.

Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông bất lực - Ảnh 1.

Là một trong những thức uống không cồn sớm nhất được sử dụng trong các buổi gặp gỡ, giao tiếp ở Đế chế Ottoman, cà phê được phục vụ ở bất cứ nơi nào đàn ông thương lượng và buôn bán, và tập quán tiêu thụ cà phê này dần dần lan rộng về phía tây. 

Jonathan Morris, giáo sư lịch sử hiện đại tại Đại học Hertfordshire, cho biết nhiều thập kỷ sau, khi cà phê lần đầu tiên đến Đông Âu, Ý và sau đó ở Anh, nó đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh cho nhiều loại bệnh, từ bệnh gút đến sỏi thận. 

Theo Morris, cà phê ban đầu được tiêu thụ ở Anh vào thế kỷ 17 có vẻ giống với cà phê Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, mặc dù bột cà phê đã mất đi phần nào mùi vị do chuyến đi dài từ các trung tâm sản xuất của nhà máy ở Mocha (Yemen ngày nay). Mặc dù có vị đắng, nhưng những người uống cà phê đầu tiên ở Anh thời kỳ đầu đã ca ngợi rộng rãi tác dụng ‘hồi sinh’ của cà phê. 

Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông bất lực - Ảnh 2.

Pasque Rosee là quán cà phê đầu tiên ở London, mở cửa từ năm 1652 trong ngõ St Michale. Pasquee Rosee là người hầu gốc Armenia của Daniel Edwards, một thương gia người Anh làm việc cho công ty Levant từng độc quyền thương mại giữa Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman. 

Vào năm 1652, Rosee mở một quầy hàng phục vụ cà phê ở sân nhà thờ St Michael để chiêu đãi những vị khách của Edwards. Edwards đã trở nên mệt mỏi với việc tiếp đón khách trong nhà của mình. Vì vậy nhà kho của Rosee, nằm ở vị trí thuận tiện gần trung tâm thương mại Royal Exchange, đã trở thành điểm tụ tập của các thương gia ở London mỗi ngày. 

Trong khoảng 2 năm, Rosee đã kiếm đủ doanh thu từ việc bán cà phê để nâng cấp từ một quầy hàng thành một quán cà phê ở phía đầu kia của ngõ. Hoạt động kinh doanh của Rosee đạt được thành công nhanh chóng, một phần là do nó nằm ở trung tâm tài chính và thương mại mới chớm nở của thành phố. 

Văn hóa uống cà phê của London nhanh chóng lan rộng ra ngoài Ngõ St Michael’s, khi các quán cà phê thay thế các quán rượu trở thành không gian cho các doanh nhân giao lưu. Đến năm 1663, chưa đầy một thập kỷ sau khi quầy hàng của Pasqua Rosee lần đầu tiên khai trương, đã có 83 quán cà phê ở London. 

Đa số khách hàng đến với những quán cà phê này là nam giới. Đàn ông tụ tập quanh một chiếc bàn dài tại hầu hết các quán cà phê để bàn công việc, nhưng cũng để thảo luận về tin tức, chính trị và ý tưởng. 

Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông bất lực - Ảnh 3.

Sự bùng nổ các quán cà phê ở London trùng với quá trình tích lũy để tiến tới thời gian đầu của thời kỳ Khai sáng và các quán cà phê đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn này. 

Theo Judith Hawley, giáo sư văn học thế kỷ 18 tại Royal Holloway, Đại học London, sự kết hợp giữa đọc tin tức, thảo luận và chia sẻ ý tưởng cực kỳ quan trọng đối với sự mở rộng nhanh chóng của các quán cà phê trong thời kỳ kiến thức gia tăng nhanh chóng. 

Cũng theo Hawley, đây cũng là thời kỳ khai sinh văn học định kỳ ở Anh: các tạp chí định kỳ như Tatler và The Spectator lần lượt được thành lập vào năm 1709 và 1711, thu thập những câu chuyện từ các quán cà phê. Điều này khiến các quán cà phê trở thành nơi quan trọng nhất để tìm hiểu những tin tức mới nhất ở thời điểm đó. 

Ngoài London, các quán cà phê cũng mọc lên ở các thành phố cảng như Bristol, York và Norwich, nơi phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc và viết trong các quán cà phê.

Tuy nhiên, một số người cho rằng việc chia sẻ tin tức và ý tưởng chính trị cởi mở này là một mối đe dọa đối với chế độ quân chủ. Năm 1675, các cận thần của Vua Charles II đã cố gắng đàn áp và đóng cửa các quán cà phê với lý do "tác động xấu và nguy hiểm" của chúng. 

Nhà vua lo sợ rằng cà phê có thể kích động sự xúi giục hoặc âm mưu bạo lực chống lại ngai vàng và ra lệnh "đóng cửa hoàn toàn các quán cà phê", mặc dù sau đó ngài đã rút lại lệnh cấm này hai ngày trước khi nó có hiệu lực. 

Bên cạnh đó, các quán cà phê được coi là mối đe dọa với sự nam tính của đàn ông Anh vì nhận thức phổ biến khi đó cho rằng chúng khiến nam giới nói chuyện phiếm nhiều hơn, khiến họ bất lực chuyện "giường chiếu" khi về nhà.

Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông bất lực - Ảnh 4.

Văn hóa uống cà phê sau đó đã giảm đi ở Anh, đặc biệt là khi trà trở nên phổ biến hơn. Đầu thế kỷ 19, nước Anh mở rộng sản xuất cà phê ở Sri Lanka và Ấn Độ, nhưng đợt bùng phát bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia growatrix đã phá hủy các đồn điền cà phê ở cả hai thuộc địa trong suốt một thập kỷ. Do đó, các đồn điền được chuyển đổi sang trồng trà, củng cố vai trò của nó như một thức uống được lựa chọn ở Anh.

Khi văn hóa uống (cà phê) thay đổi ở Anh trong nửa sau của Thế kỷ 18 và đầu Thế kỷ 19, các quán cà phê cũng trở nên độc quyền hơn. Một số, chẳng hạn như những nơi xung quanh St James ở London, đã phát triển thành các tổ chức độc quyền, chỉ dành cho các hội viên và liên quan đến cờ bạc.

Markman Ellis, giáo sư nghiên cứu về thế kỷ 18 tại Đại học Queen Mary ở London cho biết: “Mọi người buộc tội [cà phê] đã lãng phí thời gian của họ, trong khi đáng lẽ họ phải làm việc. Mọi người cũng cáo buộc nó là một thứ xa xỉ kỳ lạ, lãng phí đồng tiền của quốc gia cho những sản phẩm không có giá trị dinh dưỡng. Mối liên hệ giữa nỗi sợ hãi sinh lý về những ảnh hưởng mà cà phê gây ra đối với nam tính của người Anh [đã] trở thành vật trung gian cho sự thù địch với các quán cà phê.”

Sự sụt giảm đáng kể trong tiêu thụ cà phê ở Anh vào thế kỷ 19 xảy ra ngay khi cà phê trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ, với sự nổi lên của Brazil với tư cách là nhà sản xuất cà phê quan trọng. Theo Hawley, ở Anh, “[cà phê] chưa bao giờ hồi phục hoàn toàn” để trở lại vị trí then chốt mà nó đã nắm giữ khi mới được giới thiệu tới ở Anh vào thế kỷ 17.

Trong khi nước Anh và đế chế của nó phần lớn trở thành các xã hội uống trà vào những năm 1820, thì sự tái xuất của văn hóa cà phê và quán cà phê ở Anh là không thể phủ nhận trong những thập kỷ gần đây.

Chuyện lạ: Người Anh đã từng cấm cà phê vì sợ đàn ông bất lực - Ảnh 5.

Ngày nay, có vẻ như mọi thành phố của Anh đều có các chuỗi cà phê quốc tế và các quán cà phê espresso thân thiện với Instagram đang xuất hiện khắp nơi. Sự phổ biến của các quán cà phê Anh theo phong cách Ý đã dẫn đến việc cà phê espressos, cappuccino và latte trở thành đồ uống phổ biến của Anh. 

Trong thập kỷ qua, nhiều quán rượu thậm chí đã bắt đầu phục vụ cà phê vào ban ngày để cạnh tranh trong thị trường tương đối mới lạ này ở Anh.

Hơn 350 năm sau khi Pasqua Rosee mở quầy hàng khiêm tốn của mình ở London, có vẻ như các quán cà phê đang một lần nữa lấy lại vai trò ban đầu là không gian để người Anh giao lưu, truyền bá tin tức và chia sẻ những ý tưởng mới.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM