Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus!

04/02/2020 08:04 AM | Xã hội

Sự bùng phát của loại virus corona mới đã làm dấy lên nỗi sợ hãi và lo lắng trên toàn thế giới khi lây nhiễm cho hàng chục nghìn người và cướp đi sinh mạng của hơn 400 người.

Tại nhiều siêu thị và cửa hàng ở Việt Nam, các mặt hàng như khẩu trang, rau củ và thịt đã "cháy hàng" do tâm lý muốn mua để tích trữ của người dân trong bối cảnh dịch viêm phổi diễn biến phức tạp. Điều này cho thấy phần nào tâm lý hoang mang của người dân, dẫn đến tình cảnh trớ trêu của những người không có ý định mua thực phẩm để dùng dần.

Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus! - Ảnh 1.

Khẩu trang "cháy hàng" tại một siêu thị.

Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus! - Ảnh 2.

Các loại rau củ...


Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus! - Ảnh 3.

... và thịt heo, thịt bò cũng trong tình trạng tương tự.

Có phải dường như chúng ta đang phản ứng thái quá với dịch viêm phổi do virus corona mới gây ra? Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia:

Dịch viêm phổi do virus corona có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể (2%) so với dịch SARS (9,6%) nhưng lại có số người nhiễm bệnh sau 1 tháng đã vượt qua tổng số người nhiễm SARS trong 8 tháng.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân nhiễm virus corona đã phục hồi hoàn toàn sau một thời gian điều trị. Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), nước này đã có 328 bệnh nhân từ 15-64 tuổi được chữa khỏi bệnh và xuất viện. Hầu hết người tử vong đều là người già hoặc người mắc các bệnh khác khiến hệ miễn dịch của họ bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia y tế công cộng nói rằng phần lớn sự hoảng loạn đối với virus corona bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở và chúng ta không nên để nỗi sợ đó lây lan cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống. Họ đưa ra khuyến cáo áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh bị bệnh hiệu quả như tăng cường rửa tay bằng xà phòng và hạn chế chạm vào mặt.

Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus! - Ảnh 4.

Rửa tay đúng cách bằng xà phòng là một trong những cách để phòng ngừa virus corona.

Amira Roess, giáo sư y tế và dịch tễ học toàn cầu tại Đại học George Mason nói rằng sự sợ hãi thái quá của công chúng sẽ không ngăn được sự lây lan của virus và có thể gây ra những tác động xã hội tiêu cực.

Roess chia sẻ: "Sự lây lan của virus và lây lan của hoảng loạn có cơ chế rất khác nhau. Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, đa phần sự hoang mang đều là nỗi sợ của những điều chưa biết.

Sự lây lan của dịch bệnh và của nỗi sợ

Nghiên cứu tâm lý cho thấy các mối đe dọa mới làm tăng mức độ lo lắng nhiều hơn là các mối đe dọa quen thuộc. Ví dụ, khả năng một người Mỹ chết vì bệnh tim là 1/7 trong khi khả năng họ bị một tên khủng bố sát hại là 1/45.000. Dù vậy, theo khảo sát năm 2016 của Đại học Chapman về những nỗi sợ của người Mỹ, "tấn công khủng bố" và "nạn nhân của khủng bố" đều lọt top 5 nỗi sợ hàng đầu của người được hỏi.

Theo nhà tâm lý học Paul Slovic, điều này tương tự như sự lo lắng thái quá của các quốc gia ngoài châu Phi trong dịch Ebola diễn ra ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016.

Phân biệt chủng tộc

Các công dân gốc Á ở Pháp, Canada và Mỹ đang báo cáo tình trạng bị phân biệt chủng tộc do lo ngại của cộng đồng về virus corona. Tờ Guardian cho biết có gần 9.000 phụ huynh ở Toronto (Canada) đã cùng nhau ký một bản kiến nghị để ngăn những học sinh từng đi Trung Quốc trong 17 ngày qua đến trường.

Trong khi đó, New York Times đưa tin nhiều doanh nghiệp ở Hong Kong và Hàn Quốc đăng thông báo không tiếp đón khách hàng từ Trung Quốc. Sinh viên châu Á tại Đại học bang Arizona – nơi xác nhận một trường hợp nhiễm virus corona, cho biết họ đang phải đối mặt với những lời trêu chọc và cô lập.

Bên cạnh đó, thông tin sai sự thật lan truyền khắp các mạng xã hội cũng là yếu tố góp phần đẩy nỗi sợ về dịch viêm phổi tăng cao.

Chuyên gia y tế: Phần lớn sự hoảng loạn về dịch viêm phổi bên ngoài Trung Quốc là chưa có cơ sở, đừng để nỗi sợ lây lan và ảnh hưởng như virus! - Ảnh 5.

Các chuyên gia nói rằng một số yếu tố sau đây sẽ giúp giảm nỗi sợ hãi trên toàn cầu về virus corona:

Đầu tiên, nó được xác định là một loại virus mới trong thời gian khá nhanh. 1 tuần sau khi phát hiện, chính quyền Trung Quốc đã giải trình về virus này và chia sẻ thông tin về nó cho các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.

Richard Martinello, phó Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Yale chia sẻ: "Điều đáng chú ý là chỉ trong vòng 1 tuần, các chuỗi RNA của virus corona mới đã có trên mạng và nhiều người có thể quan sát cũng như tìm hiểu về nó. Đó là điều chưa từng có từ trước đến nay".

Martinello cũng nói rằng đối với người Mỹ, cúm theo mùa thậm chí còn có nguy cơ cao hơn nhiều. Ít nhất 15 triệu người Mỹ mắc cúm trong 4 tháng qua và 20.000 người đã tử vong kể từ tháng 10 năm ngoái. Ông hy vọng sự lo lắng lan rộng về virus corona có thể dẫn đến tỷ lệ cúm theo mùa thấp hơn trong năm nay ở Mỹ do mọi người có ý thức phòng ngừa tốt hơn.

Biện pháp phòng ngừa cho cả cúm thông thường và do virus corona là như nhau: Rửa tay bằng xà phòng, không chạm tay lên mặt và không tiếp xúc với người bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Thứ hai, những tiến bộ trong công nghệ y tế kể từ khi virus corona được phát hiện đã cho phép các phòng thí nghiệm lâm sàng và các nhà virus học nghiên cứu sâu hơn về cách thức hoạt động của virus mới.

Công tác phòng chống dịch đã được các quốc gia triển khai để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus corona. Nhờ sự tận tâm của đội ngũ y bác sỹ, không ít bệnh nhân mắc viêm phổi đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện, một tín hiệu đáng mừng giúp chúng ta có thêm hy vọng về tình hình tươi sáng hơn.

#ICT_anti_nCoV

Gia Vũ

Cùng chuyên mục
XEM