Chuyên gia mách bạn chế độ ăn tránh ung thư rất tốt

14/05/2017 09:40 AM | Sống

Lý do khiến chế độ ăn nhiều rau rau ít thịt ngày càng trở nên quan trọng là bởi các hợp chất có trong rau quả có tác dụng trung hòa, ức chế các chất gây ung thư trong thịt.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ nhiều loại bệnh ung thư . Nguy cơ ung thư ngày càng cao cũng phản ánh sự thiếu cân bằng giữa rau và thịt trong chế độ ăn hàng ngày.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins, cố vấn dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, ở Washington DC (Mỹ) cho biết, chế độ ăn Địa Trung Hải và châu Á cho thấy nguy cơ ung thư thấp hơn. Cả 2 chế độ ăn này đều rất phong phú rau củ quả và hạn chế thịt.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins. (Ảnh: Twitter)
Theo chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins. (Ảnh: Twitter)

Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào những điểm chính: Ăn chủ yếu các loại thực vật như hoa quả và rau củ, ngũ cốc nguyên cám, đậu và hạt; Dùng gia vị và lá thơm để chế biến thức ăn; giảm thiểu muối.

Giới hạn bữa ăn thịt đỏ chỉ khoảng vài lần mỗi tháng; Ăn cá và gia cầm ít nhất hai lần mỗi tuần; Uống rượu vang một cách vừa phải ; Vận động và tập thể dục đều đặn

Một trong những lý do khiến chế độ ăn nhiều rau ít thịt ngày càng trở nên quan trọng là bởi các hợp chất có trong rau quả có tác dụng trung hòa, ức chế các chất gây ung thư trong thịt.

Đặc biệt, khi thịt được chế biến theo các phương pháp hun khói, nướng, chiên có thể dẫn đến sự hình thành các chất gây ung thư, gây tổn hại DNA, khiến cho các tế bào ung thư lây lan.

Quan trọng hơn, một số hợp chất trong rau quả có tác dụng kích thích các enzym ức chết các chất gây ung thư này không hoạt động, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể.

Chế độ ăn Địa Trung Hải có tác dụng ngừa ung thư.
Chế độ ăn Địa Trung Hải có tác dụng ngừa ung thư.

Cụ thể, các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp có chứa hợp chất gọi là isothiocyanates có tác dụng chống lại các chất ung thư trong thịt chế biến .

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, thịt là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư đại tràng. Kết quả nghiên cứu phát hiện, những người ăn khoải 4,5 chén rau cải mỗi tuần có thể giảm nguy cơ ung thư ruột già từ 20-50%.

Tỏi và hành tây có chứa các hợp chất sulfua cũng có thể làm mất tác dụng của chất gây ung thư trong thịt. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người ăn từ 4-5 tép tỏi mỗi tuần giảm ít nhất 31% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết so với những người khác.

Trong các loại rau nói chung cũng cung cấp một số chất xơ, các chất này có thể liên kết với các amin dị vòng (HCAs), một loại chất gây ung thư được sản xuất khi thịt nấu chín ở nhiệt độ cao.

Khi sợi liên kết với HCAs, nó có thể ngăn ngừa HCAs mà không bị hấp thụ vào hệ tiêu hóa . Sau đó, các chất HCAs được bài tiết ra ngoài trước khi chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và làm hỏng các tế bào khỏe mạnh.

Nghiêm trọng hơn, chế độ ăn nhiều thịt và ít rau có thể thúc đẩy cơ chế gây viêm trong cơ thể. Viêm có thể dẫn đến sự gia tăng các gốc tự dao gây tổn thương DNA. Điều này cũng có thể dẫn đến việc các tế bào sinh sản quá nhanh, thời gian để sửa chữa những tổn thương DNA quá ngắn, dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, rau còn cung cấp các vitamin chống oxy hóa và các hợp chất bảo vệ nhằm ngăn ngừa và sửa chữa các tổn thương DNA do các gốc tự do. Bằng chứng là những người tham gia vào nghiên cứu lâm sàng tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải kéo dài 2 năm cho thấy, mức độ viêm ở những người này thấp hơn 40% so với nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, một trong những lý do khiến thịt đỏ có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn thịt trắng là do hàm lượng sắt heme (nhóm thay thế chứa các nguyên tố sắt màu đỏ) cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sắt heme có thể làm hỏng một lớp lót của đại tràng.

Thậm chí, một số thí nghiệm sơ bộ còn cho thấy sắt heme có thể tương tác với estrogen trong quá trình thúc đẩy các tế bào ung thư có liên quan đến hormone, như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins nêu rõ, để phòng nguy cơ ung thư, tốt nhất nên hạn chế dùng thịt đỏ (bò, heo ,dê, cừu) và nên tránh các loại thịt đã chế biến sẵn: Hạn chế thịt đỏ ở mức 500-600g mỗi tuần, nên thay thế bằng thịt gà, hải sản hoặc rau quả. Bạn vẫn có thể ăn thịt đỏ, nhưng chỉ với số lượng vừa phải.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins, chết độ ăn nhiều rau có thể giúp cân bằng lượng sắt heme. Để giảm rủi ro từ thịt đỏ, tốt nhất nên ăn ít nhất 85gram rau xanh mỗi ngày. "Chế độ ăn uống và việc tập luyện không phải là tất cả, nhưng chúng lại nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta", chuyên gia dinh dưỡng Karen Collins kết luận.

Theo Linh Chi

Cùng chuyên mục
XEM