Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2)

21/06/2019 16:16 PM | Sống

Vài thập niên gần đây, số liệu của RAINN cho thấy tỷ lệ bạo lực tình dục với nữ giới đã giảm và tỷ lệ bạo hành gia đình đã cũng đi xuống 2/3 so với trước đây. Phụ nữ ở Mỹ bắt đầu có dấu hiệu vượt nam giới trên thị trường lao động và hiện chiếm tới 60% tỷ lệ cử nhân.

Năm 1919, hàng nghìn người phụ nữ đã đứng biểu tình ngoài Nhà Trắng đê đòi quyền được bỏ phiếu và họ đã thành công giành được nó trong kỳ bầu kỳ tiếp theo. Cuộc cách mạng nữ quyền đã thúc đẩy hàng loạt dự luật cải cách về bình đẳng nữ giới trong thập niên 1920 ở Mỹ.

Đến thập niên 1960-1970, phụ nữ tiếp tục biểu tình và giành được những quyền bình đẳng trong luật pháp, tại công sở, trường học, bệnh viện hay thậm chí tại các gia đình.

Đầu thập niên 2000, phụ nữ tiếp tục đấu tranh, đòi quyền bình đẳng trên khắp các mặt trận. Từ thể thao cho đến điện ảnh, từ những câu phát ngôn cho đến những vụ án bị phanh phui.

Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2) - Ảnh 2.

Tóm tắt lại, phong trào đấu tranh của phụ nữ đến nay được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chủ yếu giành quyền bình đẳng chính trị. Giai đoạn 2 trong khoảng thập niên 1960-1070 thúc đẩy quyền bình đẳng trong luật pháp và công việc. Giai đoạn 3 diễn ra trong vài thập niên trở lại đây hướng đến bình đẳng trung trong xã hội.

Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là bình đẳng luật pháp hay chính trị có thể xác định rõ ràng nhưng thế nào là bình đẳng xã hội? Cuộc chiến đấu của chị em ngày nay không nhắm đến một tổ chức hay đạo luật nào cụ thể mà là cả một nền văn hóa, tư tương đã tồn tại hàng thế kỷ. Phụ nữ vẫn bị đối xử bất công hằng ngày bởi sự vô thức và thói quen của nhiều người trong xã hội.

Đây là một chủ đề khá khó nhằn bởi phụ nữ không nhắm đến một mục tiêu hữu hình mà là nhận thức, tư tưởng của xã hội. Bạn sẽ phải buộc mọi người từ bỏ những quan điểm đã tồn tại nhiều thập niên ăn sâu vào tiềm thức.

Tệ hơn, thế nào là bình đẳng trong xã hội cũng là một phạm trù mơ hồ. Nếu một chủ doanh nghiệp sa thải 3 lao động và 2 trong số đó là phụ nữ, vậy đó có phải phân biệt giới tính, bất bình đẳng hay đơn giản chỉ là ngẫu nhiên? Bạn chẳng thể biết rõ trừ phi người chủ nói rõ tại sao ông ta làm vậy.

Trên thực tế, kể cả khi người chủ doanh nghiệp nêu rõ nguyên nhân, chẳng ai biết trong đầu anh ta nghĩ gì.

Mọi người có thể cân đo đong đếm số tiền đầu tư cho bé trai hay bé gái trong giáo dục, mức lương giữa nam nhân viên và nữ lao động. Tất cả những gì bạn cần làm là lôi máy tính ra đếm. Nhưng để xác định bình đẳng xã hội thì lại chẳng dễ. Mọi người có thể thích "anh ta" hơn "cô ấy" chẳng bởi vì giới tính mà đơn giản chỉ vì tính cách cũng như khả năng giao tiếp, chúng chẳng liên quan gì đến bình đẳng giới.

Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2) - Ảnh 3.

Khi triết lý trở thành thể chế định hình

Hầu như tất cả mọi người phải thừa nhận rằng về triết lý, phụ nữ có quyền bình đẳng giới, đáng được tôn trọng và đối xử tử tế như với đàn ông trong xã hội.

Ngày nay, phụ nữ đang bị đối xử tệ hại ở nhiều nền văn hóa và xã hội. Họ đã bị đè nén quá lâu trong lịch sử và việc trỗi dậy là điều hiển nhiên.

Thêm nữa, việc đàn ông thống trị thế giới không chỉ tác động xấu đến tiêu chuẩn sống của nữ giới mà còn khiến chính nam giới chết sớm do quá lao lực.

Vấn đề ở đây là bình đẳng giới đã vượt qua phạm trù triết học hay tư tưởng. Chúng trở thành một phong trào chính trị, một bản sắc xã hội hay một thể chế định hình của các chị em.

Trong khi đó, một thể chế định hình thường nảy sinh những thứ không mong muốn. Mọi người luôn tập hợp nhau lại với 1 ý tưởng tốt đẹp ban đầu để có đủ sức mạnh thay đổi xã hội. Thế nhưng khi đã có quyền lực, cơ cấu, sự nghiệp… hàng loạt vấn đề khác lại nảy sinh. Mọi người bắt đầu phán xét những người không theo tư tưởng này, như một nhóm tôn giáo bài xích kẻ ngoại đạo và cố mời chào những người mới.

Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2) - Ảnh 4.

Số liệu bình quân các vụ tấn công tình dục trong khoảng 1993-2014

Bạn không tin ư? Vậy hãy xem vài số liệu thành quả trong suốt 50 năm đấu tranh trở lại đây của chị em nhé.

Vài thập niên gần đây, số liệu của RAINN cho thấy tỷ lệ bạo lực tình dục với nữ giới đã giảm và tỷ lệ bạo hành gia đình đã cũng đi xuống 2/3 so với trước đây. Phụ nữ ở Mỹ bắt đầu có dấu hiệu vượt nam giới trên thị trường lao động và hiện chiếm tới 60% tỷ lệ cử nhân.

Tổ chức nghiên cứu CONSAD Research sử dụng số liệu của Bộ thống kê lao động Mỹ (BLS) cũng cho thấy mặc dù nữ giới chỉ có thu nhập bằng 77% so với nam giới nhưng nếu tính cả những yếu tố như đàn ông làm lâu hơn, tham gia những công việt nặng nhọc, nguy hiểm hơn hay nghỉ hưu muộn hơn thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 93-95%.

Vấn đề ở đây là kể từ cuộc cách mạng nữ quyền từ thập niên 1960, rất nhiều thứ đã thay đổi trên thị trường lao động, nhất là với sự phát triển của ngành dịch vụ, công nghệ. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng lao động nam chẳng mấy nữa sẽ bị nữ giới bỏ lại đằng sau trên thị trường việc làm.

Bạn thấy đấy, thành quả mà nữ giới đạt được là không hề nhỏ, thậm chí cánh đàn ông ngày nay đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh bình đẳng giới tính đã thành một thể chế xã hội và tương tự như nhiều thể chế khác, mọi người quan tâm đến việc phát triển quy mô phong trào này hơn là mục đích nguyên thủy ban đầu của nhóm.

Những chị em tham gia phòng trào thập niên 1960-1970, những người biểu tình đốt áo lót hay những hành động tương tự bắt đầu học chuyên sâu về lý thuyết bình đẳng phụ nữ. Họ tốt nghiệp đại học, viết sách, thành lập các tổ chức, mở các hội nghị, tham gia chính trị, gọi vốn hay mở tòa soạn…

Dần dần, đấu tranh vì quyền bình đẳng nữ giới không còn chỉ vì mọi người mà đã trở thành sự nghiệp của chính họ. Thu nhập của họ dựa vào đó, tổ chức do họ sáng lập dựa vào đó hay thậm chí sự nghiệp chuyên môn của họ cũng là nhờ đó. Bởi vậy, những chuyên gia này sẽ cố gắng mở rộng quy mô cuộc chiến bình đẳng giới, không chỉ vì phụ nữ còn bị đối xử bất công mà còn cho chính bản thân họ.

Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2) - Ảnh 5.

Đàn ông chỉ chiếm 42,9% số cử nhân đại học

Bạn thấy đấy, dù đã đạt được nhiều thành quả nhưng phong trào bình đẳng giới đang dần bị biến dạng đi xa khỏi mục tiêu ban đầu. Từ phát ngôn cho đến hình ảnh quảng cáo, hay bất cứ thứ gì cũng có thể bị xuyên tạc thành "coi thường phụ nữ" dù ý tưởng ban đầu của người nói hay doanh nghiệp chẳng phải vậy. Các nhóm hoạt động nữ quyền cũng dần ít dựa trên nghiên cứu khoa học và số liệu hơn mà nhắm đến những lời buộc tội mang cảm tính.

Tệ hơn, những người đặt nghi vấn về các phong trào này bị cho là phân biệt đối xử nữ giới, chụp mũ cái gọi là "coi thường phái yếu" trong khi những hành động rõ ràng để marketing hay có động cơ khác ủng hộ nữ quyền thì lại được tung hô.

Đến tận đây, bạn bắt đầu tự hỏi chuyện quái gì đang diễn ra với nữ quyền vậy?

Làm nhiều, nói ít

Nhà triết học, chính trị gia nổi tiếng Mahatma Ganghi đã từng nói: "Hãy tự trở thành cuộc cách mạng mà bạn mong muốn nhìn thấy trên thế giới".

Phụ nữ trong nhiều thập niên đã làm được điều đó khi thực hiện hàng loạt cuộc cách mạng về bình đẳng. Họ đấu tranh cho quyền bầu cử, được đến trường, được bình đẳng giáo dục, chống bạo hành gia đình, bình đẳng thu nhập…

Tuy nhiên ngày nay, nữ giới đang bị thiên nhiều quá về việc bảo vệ cảm xúc cho phái yếu chứ chưa có một sự tiến bộ rõ rệt nào.

Chuyện gì đang xảy ra với chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới vậy? (Phần 2) - Ảnh 6.

"Tôi không phải người theo chủ nghĩa bình đẳng giới vì tôi yêu đàn ông. Tôi nghĩ rằng ý tưởng đưa phụ nữ lên nắm quyền và đuổi nam giới khỏi quyền lực sẽ chẳng đi đến đâu bởi thế giới cần sự cân bằng"

Trước đây, phụ nữ nói được, làm được. Họ ra đường biểu tình và đi bỏ phiếu bầu cử. Họ đến trường và vượt mặt cánh đàn ông về số cử nhân. Họ đi làm và khiến nam giới phải ngạc nhiên về khả năng kiếm tiền.

Thế nhưng ngày nay, cuộc chiến bình đẳng giới bị cuốn trong những tranh cãi về triết lý và cảm xúc hơn là thực sự làm được điều gì đó. Phụ nữ chiếm đến 60% số cử nhân nhưng lại chỉ chiếm 20% số người đạt các chứng chỉ chuyên môn khoa học, công nghệ, toán học, vốn giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Nếu bạn phàn nàn quá ít phụ nữ trong nghiên cứu hoa học vậy hãy học toán và trở thành một nhà khoa học. Nếu bạn phàn nàn có quá ít nữ CEO hay nữ doanh nhân, vậy hãy khởi nghiệp và lập kế hoạch để làm bà chủ. Bạn muốn nhiều nữ giới hơn trong chính trường, vậy hãy tranh cử hoặc ít ra ủng hộ nữ chính trị gia.

Một nhà hoạt động chính trị thực thụ vì nữ quyền sẽ có hành động cụ thể thay vì chỉ ngồi chém gió trên các diễn đàn với mục đích thay đổi tư tưởng xã hội. Diễn thuyết và bình luận trên mạng xã hội dễ hơn nhiều so với việc thực hiện những bước tiến cụ thể cho bình đẳng giới.

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ khi quá bận rộng với việc đấu tranh tư tưởng bình đẳng xã hội mà quên đi mục đích ban đầu. Liệu phong trào bình đẳng giới ngày nay có vậy khi bận rộng với việc bêu xấu các tư tưởng, các nghi vấn mà quên đi những bước tiến về bình đẳng đáng ra họ phải thực hiện?

AB

Cùng chuyên mục
XEM