Chúng ta có sẵn sàng cho cách ly xã hội?

09/04/2020 13:30 PM | WeLearn

Đây là cơ hội để chúng ta có thời gian trau dồi bản thân hơn thông qua nhiều cách khác nhau: học ngôn ngữ mới, học kiến thức mới, học thiền, học một bộ môn nghệ thuật hay một kỹ năng mới… hoặc có thể thư giãn bản thân qua tham gia một số trò chơi tích cực, nghe podcast trên Spotify, xem các bộ phim đang được đề xuất trên Netflix…

Cách ly xã hội đã và đang trở thành biện pháp ngăn chặn dịch bệnh cho cộng đồng tốt nhất, kết hợp với đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Xu hướng này dự kiến sẽ được áp dụng tiếp trong thời gian dài. Bên cạnh những cá nhân đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng với cách ly, câu hỏi đặt ra là, chúng ta đã thực sự sẵn sàng cho nó?

Nhiều cá nhân đã sau những ngày đầu hào hứng vì sự thay đổi, tuần đầu tiên với những sáng tạo thú vị đã bắt đầu có cảm giác buồn chán và… nản. Và bạn có biết, với giống loài bầy đàn như con người, cách ly xã hội và sự mất kết nối cộng đồng có thể dẫn đến các hệ quả về béo phì, trầm cảm, cô đơn hay rối loạn chức năng? 

Như đã biết, con người là nhóm động vật bầy đàn. Cấu tạo xã hội được hình thành thông qua các tương tác xã hội, và là một trong số ít những nhóm động vật sẵn sàng hi sinh bản thân cho lợi ích nhân loại. Bạn có biết rằng một trong những hình phạt nặng nhất trong tù, đó chính là hình thức giam cầm một mình. 

Theo nghiên cứu tại đại học New York trên số lượng lớn các tù nhân, hình thức phạt tội này gây ảnh hưởng nặng nề lên cả thể chất lẫn tinh thân của tù nhân. Từ những triệu chứng nhẹ như đau đầu, buồn chán và nặng hơn có thể dẫn đến cao huyết áp, biến chứng tiêu hóa… Tất cả những dấu hiệu này đều được tạo ra từ việc thiếu hụt cảm xúc và lo lắng cường độ cao của các tù nhân. 

Một nghiên cứu của tạp chí Lancet cho biết khi con người mất kết nối với xã hội sẽ dẫn đến cảm giác bị cô lập và dễ dàng dẫn đến triệu chứng lo lắng và trầm cảm. “Sự kết nối xã hội được coi như một bản năng của loài người”. Tâm lý cô lập có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng đi xuống của sức khỏe như: mất ngủ, khả năng nhận thức, stress, tăng cân…

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe từ sự cô đơn

Theo giáo sư tâm lý học Roger McIntyre tại đại học Toronto (Canada), “Con người chính là sinh vật xã hội và quá trình tiến hóa hàng triệu năm đã biến chúng ta mất khả năng cô lập”. Không chỉ vậy, khi cô lập xã hội mang đến cảm giác cô đơn, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng của những bệnh về tim, béo phì, trầm cảm hoặc tệ hơn là tự tử. 

Dù vậy, cô lập xã hội và cô đơn không thực sự giống nhau. Ranh giới giữa hai trạng thái tâm lý nào tùy thuộc vào nhu cầu của tùy từng người. Tâm trạng cô đơn được sinh ra khi chúng ta mất kết nối với người mà chúng ta muốn được kết nối. Chúng ta hoàn toàn có thể rơi vào cảm giác cô đơn khi ở một nơi đông người. 

Những đặc điểm phân biệt này vô cùng quan trọng khi việc cách ly xã hội khiến một số lượng lớn chúng ta không có cơ hội tiếp xúc bạn bè, đồng nghiệp, các mối quan hệ xã hội, người chúng ta yêu thương. 

“Cảm giác cô đơn khiến con người trở nên cáu kỉnh, chán nản và lo lắng về sự sinh tồn của bản thân và chiếm 26% những yếu tố khiến con người tự tử” - Theo Tiến sĩ tâm lý Stephanie Cacioppo. 

Chúng ta có sẵn sàng cho cách ly xã hội? - Ảnh 1.

Tương tác xã hội chính là thành tựu của loài người. Não chúng ta được thiết kế như một hệ thống bảo vệ nhằm phát hiện ra những tác động tiêu cực lên cơ thể, và cô đơn chính là 1 trong những yếu tố đó. Cảm giác này chính là dấu hiệu kích hoạt hàng loạt các tác động tiêu cực lên cơ thể. Về lâu dài, sự ảnh hưởng này có thể dẫn đến những bệnh lý trường kỳ như rối loạn chức năng. 

Sự ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý người lớn bắt đầu với những triệu chứng giảm chất lượng giấc ngủ, đau người, suy giảm hệ miễn dịch và dần phát triển lên thành trầm cảm, nghiện rượu. Đặc biệt ở trẻ nhỏ những ảnh hưởng sẽ nặng nề hơn thể hiện qua thái độ chống đối xã hội và tự hủy hoại bản thân. Đồng thời, sức khỏe thể chất của chúng ta đối mặt với sự cô đơn bằng hàng loạt biển hiện xấu từ sức khỏe: béo phì, cao huyết áp, tăng lượng cholesterol. Và kết quả cuối cùng của việc tụt dốc thể chất này chính là các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Đối mặt với sự cô đơn này ra sao?

Tất nhiên, một trong những cách đơn giản và dễ dàng nhất để bạn giảm thiểu cách ly xã hội chính là vẫn duy trì duy trì tương tác xã hội thông qua kết nối online. Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có quyền lựa chọn các hình thức kết nối cho bản thân qua hàng loạt các công cụ giao tiếp khác nhau và hoàn toàn miễn phí, bên cạnh Facebook còn có Skype, Zalo, Viber, WhatsApp, Instagram, LinkedIn… Thậm chí đây có thể là cơ hội để bạn không chỉ duy trì các kết nối cũ mà còn tìm hiểu thêm các cá nhân thú vị và xây dựng những kết nối mới. 

Ngoài ra, hãy thử giữ cuộc sống bạn trở nên năng động cùng với mục đích rõ ràng. Lập kế hoạch cho bản thân kết hợp tập thể dục, công việc và duy trì các hình thức kết nối xã hội - như gọi điện thoại, gọi video cùng thành viên gia đình, bạn bè. Hãy nhớ rằng, tâm trí bạn không bắt buộc bị giam cầm khi thực hiện cách ly xã hội và bạn có quyền tự tạo nên không gian riêng cho bản thân. 

Có thể bạn không biết nhưng luyện tập thể dục đóng vai trò lớn trong cải thiện tâm trạng và quản lý stress của bản thân. Bạn có bao giờ nhận thấy cơ thể bạn cảm thấy cơ thể phản ứng như thế nào khi bị căng thẳng không? Biểu hiện phổ biến mất đó chính là đau vai gáy và đau dạ dày. Tập thể dục là một cách hiệu quả để giúp cơ thể giải phóng endorphin trong não, thư giãn các cơ và giảm căng thẳng trong cơ thể. Khi cơ thể và tâm trí được liên kết chặt chẽ với nhau cũng là lúc sự căng thẳng trong bạn đã nằm trong tầm kiểm soát.

Chúng ta có sẵn sàng cho cách ly xã hội? - Ảnh 2.

Đặc biệt, một nghiên cứu mới đây tại Vũ Hán cho thấy, càng dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội để cập nhật các tin tức tiêu cực, con người càng trở nên chán nản và lo lắng.  Khi không ít thông tin chúng ta nhận được từ mạng xã hội đều dưới dạng giật tít, thậm chí tin giả và sai lệch (fake news) liên tục những lời nhắc nhở về dịch bệnh khiến tâm trạng chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng không đáng có. Vì vậy, hãy cân đối thời gian và mục đích sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý cho bản thân. 

Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ xã hội với những người hoàn toàn không quen biết và không hề có bất kỳ kết nối nào có thể đem đến ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chúng ta. Vì vậy, hãy duy trì tương tác với những mối quan hệ an toàn và thân thuộc. Hoặc đây có thể là thời điểm để bạn lọc danh sách bạn bè trên các mạng xã hội của mình. 

Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta có thời gian trau dồi bản thân hơn thông qua nhiều cách khác nhau: học ngôn ngữ mới, học kiến thức mới, học thiền, học một bộ môn nghệ thuật hay một kỹ năng mới… hoặc có thể thư giãn bản thân qua tham gia một số trò chơi tích cực, nghe podcast trên Spotify, xem các bộ phim đang được đề xuất trên Netflix… Rất nhiều ứng dụng như MasterClass, Udemy, Coursera, LinkedIn Learning... với nhiều khóa học trả phí cấp chứng nhận lẫn miễn phí mà có thể ngày thường bạn không đủ thời gian để học tập, thì đây chính là thời điểm của bạn. 

Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, hãy chuẩn bị tinh thần và rèn luyện nhận thức mỗi ngày về việc chúng ta đang nỗi lực đối mặt với các cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực từ hệ quả cô đơn này cũng như tìm kiếm các hành động bổ trợ là một gợi ý hoàn toàn đáng thử.

Và bạn đã thấy sẵn sàng hơn để “tận hưởng” cách ly?

Chúng ta có sẵn sàng cho cách ly xã hội? - Ảnh 3.

Mỹ Anh

Từ khóa:  cô đơn , cách ly
Cùng chuyên mục
XEM