"Choáng" với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng

07/11/2021 08:23 AM | Xã hội

Ngành đường sắt Trung Quốc đã có nhiều bước tiến trong gần 1 thế kỉ qua.

Trung Quốc đang thử nghiệm một tuyến đường sắt cao tốc mới nối thành phố Ganzhou ở tỉnh Giang Tây phía đông Trung Quốc và thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc. Đây là một đoạn của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Hồng Kông.

Với tổng chiều dài 436,37 km và tốc độ tối đa theo thiết kế là 350 km/h, tuyến đường sắt cao tốc Ganzhou-Thâm Quyến dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay và rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 thành phố bằng tàu hỏa từ 7 giờ xuống chỉ còn 2 giờ.

Zhang Handong, kỹ sư trưởng của thuộc nhà thầu xây dựng đoạn đường sắt Giang Tây, nói với vẻ tự hào: "Sau khi tuyến đường sắt cao tốc đi vào hoạt động, các khu nhà vực cũ ở phía nam Giang Tây sẽ được kết nối tốt hơn với Khu vực Quảng Đông-Hồng Kông-Macao và nắm lấy những cơ hội phát triển mới".

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 1.

Hai con tàu tại ga xe lửa ở ga Tây Bắc Kinh.

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 2.

Máy bán vé tự động ở ga xe lửa Tây Bắc Kinh

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 3.

Bữa ăn trên tàu cao tốc, giá thường dao động từ 15 tệ đến 75 tệ.

Tuyến đường sắt cao tốc Ganzhou-Thâm Quyến là một ví dụ về sự phát triển nhanh chóng của đường sắt ở Trung Quốc. Kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập hơn 7 thập kỷ trước, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại và đầu tư vào mạng lưới đường sắt cao tốc tiên tiến nhất trên thế giới.

Năm 1949, cả Trung Quốc chỉ có 22.000 km đường sắt. Sau hơn 70 năm, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng và đầu tư cho hình thức vận tải này.

Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã triển khai các tuyến đường sắt đi qua các khu vực hẻo lánh ở phía bắc, kể cả trên núi hay qua sông ở các khu vực phía nam, xuyên qua các khu vực phủ đầy tuyết ở phía đông bắc và địa hình phức tạp ở các thị trấn ở phía nam, dần dần biến kế hoạch chi tiết của nước này về việc xây dựng mạng lưới đường sắt tốc độ cao quy mô lớn với 8 tuyến ngang nối Đông - Tây và 8 tuyến Bắc - Nam thành hiện thực.

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 4.

Một ghế ngồi khoang hạng nhất.

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 5.

Toa giường nằm trên tàu Trung Quốc.

Đến cuối năm 2020, mạng lưới đường sắt của Trung Quốc đã phát triển với chiều dài lên tới 146.000 km và tổng chiều dài đường sắt cao tốc đạt 38.000 km, tăng gần 5 lần so với một thập kỷ trước và chiếm hơn 2/3 tổng chiều dài các tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới. Trong khi đó, chu vi của Trái Đất là khoảng 40.000km. Điều đó có nghĩa là tổng chiều dài đường sắt Trung Quốc có thể quấn quanh Trái Đất 3,65 vòng.

Trung Quốc đã độc lập xây dựng một tuyến đường sắt trên cao nguyên với độ cao cao nhất thế giới, một tuyến đường sắt hạng nặng có khả năng chịu tải lớn nhất thế giới và tuyến đường sắt thông minh nhanh nhất thế giới.

Năm ngoái, đường sắt ở Trung Quốc ghi nhận 2,2 tỷ lượt hành khách và tổng chặng đường hành khách đi đạt 826,6 tỷ km, lần lượt gấp 21 lần và 64 lần con số khi CHND Trung Hoa được thành lập. Bên cạnh đó, đường sắt của Trung Quốc vận chuyển hơn 4,55 tỷ tấn hàng hóa, gấp 81 lần vận chuyển vào năm 1949.

Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, kể từ năm 2012, ngành Đường sắt nước này đã góp phần xóa đói giảm nghèo bằng cách đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường sắt, kết nối thêm 109 quận với mạng lưới đường sắt của cả nước và cung cấp dịch vụ đường sắt tốc độ cao cho thêm 198 quận khác.

 Choáng với đường sắt nội địa Trung Quốc: Tổng chiều dài đủ quấn quanh Trái Đất 3,5 vòng - Ảnh 6.

Tàu đệm từ ở Thượng Hải.

Những chuyến tàu này đón 12 triệu lượt hành khách mỗi năm và chở nông sản tươi sống miễn phí cho người dân dọc các tuyến đường.

Ngành đường sắt Trung Quốc liên tục được điều chỉnh và tối ưu hóa kể từ năm 2012. Hiện tại, các tuyến đường sắt điện khí hóa chiếm khoảng 75% tổng số đường sắt của cả nước. Mức tiêu thụ nhiên liệu hàng năm của đường sắt ở nước này đã giảm từ mức cao nhất 5,83 triệu tấn vào năm 1985 xuống 2,31 triệu tấn, giảm 60%, tương đương với việc giảm lượng khí thải carbon dioxide 12,56 triệu tấn một năm.

Tất Đạt

Cùng chuyên mục
XEM