'Chỉ cần 1/100 doanh nghiệp xuất khẩu có vấn đề là mang tiếng cả ngành nông nghiệp Việt Nam'

05/03/2019 10:22 AM | Kinh doanh

PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhận định mấu chốt của phát triển thương hiệu nông sản vẫn là tạo dựng niềm tin và tuy tín.

Tại Diễn đàn Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam 2019 diễn ra hôm nay (5/3), PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhấn mạnh phát triển thương hiệu nông sản là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

“Nói về thương hiệu thì bàn nhiều lắm rồi, nhưng cách hiểu và làm thì phải trao đổi nhiều hơn”, ông Thịnh nói.

Hiện nay, theo PGS .TS Nguyễn Quốc Thịnh, hầu hết nông sản trong nước khi xuất khẩu không được mang thương hiệu của đơn vị sản xuất, chế biến, phân phối mà chỉ được gắn mác “Made in Viet Nam”.

“Điều này dẫ đến rất nhiều tác hại, rủi ro tiềm tàng. Tôi lấy ví dụ, 100 doanh nghiệp cùng sản xuất, chỉ cần 1 doanh nghiệp có vấn đề là cả ngành nông nghiệp Việt Nam mang tiếng”, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh nói.

Từ đó, theo chuyên gian này, Việt Nam cần quyết liệt hơn về vấn đề nhận diện và phát triển thương hiệu nông sản.

Ông Thịnh nói: “Cách đây 10 năm, Việt Nam đã bàn về xây dựng và phát triển thương hiệu cá tra Việt Nam nhưng đến nay vẫn không được, vậy mấu chốt ở đâu?”

PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh nhận định: “Xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp là tạo dựng niềm tin, uy tín, chứ không đơn giản là có logo và có một cái tên, một cái thương hiệu gắn cho nó. Điều này các hiệp hội, hợp tác xã đã làm nhưng gần như chưa đạt được hiệu quả như mong đợi”.

Theo chuyên gia, để phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam, cần sự tham gia của nhiều chủ thể, như các doanh nghiệp trực tiếp cung ứng nông sản; các tổ chức, tập thể gồm hiệp hội, hợp tác xã; chủ sở hữu của các nhãn hiệu chứng nhận...

Theo Lâm Tùng

Cùng chuyên mục
XEM