Chất nổ trong vụ khủng bố ở Bỉ nguy hiểm cỡ nào?
Với sức công phá bằng 80% TNT và cực kỳ khó phát hiện, chất nổ này quả thực là một vũ khí quá nguy hiểm trong tay những tên khủng bố.
Trong khi thế giới đang chia sẻ nỗi đau mất mát với Brussels, cảnh sát Bỉ đang tích cực điều tra chiến thuật đánh bom của khủng bố để ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Frederic Van Leeuw, công tố viên trưởng vụ việc đã thông báo với báo chí việc tìm ra 33 pounds chất nổ tự chế tại ngôi nhà của hai nghi phạm đánh bom sân bay Brussels. Hai vụ nổ ở sân bay và 1 vụ ở tàu điện ngầm đã làm 30 chết và 270 người bị thương.
Cảnh sát cũng tìm thấy búa và các chất liệu chế tạo quần áo gây nổ. Chất nổ tự chế được tìm thấy mang tên triacetone triperoxide, hay TATP, một chất bột dạng tinh thể cực kỳ nguy hiểm.
Cảnh sát Bỉ cho rằng những tên khủng bố đã chế tạo chất nổ từ acetone tẩy móng tay và một loại hóa chất phổ biến trong các siêu thị.
Chất nổ tự chế TATP khó phát hiện và cực kỳ dễ nổ.
Trên thực tế chỉ cần đập mạnh vào tinh thể TATP là đủ để kích hoạt một vụ nổ lớn với sức công phá bằng 80% chất nổ TNT.
Chất nổ này đã từng bị sử dụng từ 2001, tại London năm 2005 và 2006, tại đại học Oklahoma năm 2005 và tại Texas năm 2006. TATP chế tạo dễ hơn TNT nhưng rất không ổn định vì thế tự chế chất nổ này cực kỳ nguy hiểm và thường dẫn đến người bào chế tự gây nổ cho chính mình.
Lý do TATP khó phát hiện là vì nó không chứa Nitrogen, một nguyên liệu thường dùng của những tay tự chế bom khác. TATP có cấu trúc bao gồm hydro, oxy và cacbon.
TATP không phát nổ do nhiệt mà do tác động vật lý, nhà khoa học người mang tên Keinan đã phát hiện ra vụ nổ TATP như một vụ nổ khí nén lớn. Khi các tinh thể TATP bị tác động lực vào sẽ biến thành thể khí và giãn nở nhanh chóng, tạo áp lực cao tới 200 lần bình thường.
Không có kích nổ và cấu tạo từ oxy, hydro, các bon, vậy làm thế nào để phát hiện TATP?
Các nhà khoa học đang tìm kiếm những phương án hiệu quả nhất để hạn chế việc sử dụng TATP trong tương lai. Công ty ACRO Security Technologies đã phát minh ra ACRO-P.E.T thiết bị thử TATP cơ động đầu tiên. Bộ thiết bị này cho phép phát hiện ra TATP chỉ 1 phút ngay sau khi thử.
Các nhà khoa học khác tìm kiếm cách phát hiện ra TATP ngay khi chúng được vận chuyển. Năm 2011, một nhà khoa học của Hitachi – Nhật Bản đã chế tạo ra một cỗ máy hút gió siêu tốc và ngửi được TATP trong không khí và có thể đặt ở những nơi có nguy cơ cao.
Một nhóm nghiên cứu người Đức cũng đã phát hiện ra rằng TATP khối lượng lớn có thể bị phát hiện khi di chuyển. Chỉ cần một va chạm mạnh đủ kích hoạt vụ nổ cho nên TATP thường được hòa tan vào một dung dịch trước khi di chuyển. Dung dịch đó có mùi đặc trưng và có thể bị phát hiện thông qua máy quét.
Với sự chung tay của các nhà khoa học, chúng ta có thể hy vọng rằng những vụ nổ do TATP sẽ được ngăn chặn hoàn toàn trong tương lai.