CHẤN ĐỘNG: Trí tuệ nhân tạo Google đã có thể tự học mà không cần tới con người

19/10/2016 11:29 AM | Công nghệ

Hơn bao hết, thời đại AI siêu thông minh sẽ điều khiển máy móc thay con người đang đến gần. Nhất là khi nền tảng trí tuệ nhân tạo thuộc bộ phận DeepMind của Google đã có thể tự học mà không cần tới con người đưa dữ liệu vào nữa.

Cụ thể, hệ thống này được gọi là DNC (Differental Neutral Computer) - thuộc dự án DeepMind, Google. Điểm đột phá của hệ thống này là sử dụng bộ nhớ có sẵn của máy tính có kết nối với AI thông minh và một mạng lưới thần kinh nhân tạo có khả năng phân tích.

Nhờ đó, các AI máy tính có khả năng lưu bộ nhớ ngắn hạn của bộ não con người.

Giống như não bộ con người, hệ thống thần kinh nhân tạo cũng sử dụng một loạt kết nối để kích thích các trung tâm cần thiết, hoàn thành một nhiệm vụ.

Trong trường hợp này, AI được áp dụng để tìm kiếm giải pháp nhanh nhất, nhằm đi đến các kết quả mong muốn. Theo thời gian, nó sẽ sử dụng các dữ liệu thu được tự hình thành thuật toán. Nhờ đó tăng hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm câu trả lời đúng.

Mục tiêu của DeepMind là giúp trí thông minh nhân tạo không chỉ hiểu máy tính muốn gì, mà còn hiểu được bộ não của loài người.

Mỗi ngày DeepMind sẽ "học" được một ít từ bộ não con người, dần dần khối kiến thức ấy sẽ tăng lên hàng trăm, hàng triệu lần. Thậm chí, trong tương lai, trí tuệ nhân tạo còn có thể giải mã được lâu đài tâm trí bí ẩn trong mỗi con người.

Trong đó, phía dự án DeepMind đã đưa ra 02 dẫn chứng nhằm làm rõ vấn đề này:

- Sau khi tiếp nhận thông tin về các mối quan hệ trong một dòng họ (family tree), DNC đã có thể tìm ra các kết nối mới của riêng mình và thêm vào dữ liệu, đồng thời tối ưu hóa bộ nhớ để tìm thông tin nhanh chóng hơn cho lần tìm kiếm tiếp theo.

- Hệ thống này đã có thể tự động định vị lại và tìm đường đi cho hệ thống giao thông ngầm ở London. Lần sau đó, AI sẽ lưu lại dữ liệu nói trên, nhằm giúp hoạt động hiệu quả hơn.

Tóm lại, thay vì phải học mọi giải pháp riêng biệt cho mọi vấn đề như trước đây, AI của dự án DeepMind có thể tự tìm ra câu trả lời bằng những kinh nghiệm mà học được từ trước.

Những câu trả lời đó được lấy từ bộ nhớ bên trong nhiều hơn là thông tin lập trình từ bên ngoài. Điều này giải thích tại sao, AI của Google có thể đánh thắng cao thủ cờ vây trước đây.

Không những thế, DeepMind còn đóng góp khá nhiều ở lĩnh vực y khoa. Đầu tiên là sự hợp tác với bệnh viện mắt Moorfields, trong việc tìm kiếm các dấu hiệu gây bệnh mù lòa.

Gần đây, một chương trình nghiên cứu với bệnh viện đại học College London cũng được công bố với mục tiêu phát triển thuật toán phân biệt các mô ung thư ở vùng đầu và cổ.

Tất nhiên, tùy thuộc vào quan điểm sống của mỗi người, việc AI đang phát triển với tốc độ chóng mặt vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Xét về mặt tích cực, AI ngày càng thông minh đồng nghĩa sức người được giảm thiểu.

Nhưng về phía tiêu cực, đây có thể là tương lai của Skynet - trí thông minh nhân tạo do con người phát triển, nhưng sau đó đã điều khiển đội quân robot quay lại hủy diệt chính con người, khi nó nhận thấy sự đe dọa từ những người sáng lập trong series phim Terminator.

Hoàng Yến

Cùng chuyên mục
XEM