Cha mẹ cần đào tạo 2 kỹ năng này cho trẻ trước 5 tuổi

09/01/2023 18:01 PM | Sống

Đây là những kỹ năng mà cha mẹ cần chú ý hướng dẫn cho trẻ trước khi vào lớp 1.

Con "hóa rồng, hóa phượng" là mong ước của mọi bậc cha mẹ. Chẳng ai muốn con mình thua ngay ở vạch xuất phát. Vì thế, các bậc cha mẹ đều nỗ lực giáo dục trẻ từ sớm, dạy trẻ đọc viết từ khi còn rất nhỏ. Việc học tập sớm là nền tảng vững chắc cho tương lai sau này, điều này là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu ép con vào khuôn khổ, từ sớm đã bắt con tập đọc, viết chữ với thời gian biểu dày đặc thì liệu có khoa học?

Câu trả lời là "Không". Hãy theo dõi một câu chuyện nhỏ dưới đây để hiểu vì sao cha mẹ không nên ép con học quá sớm?

Tiểu Liên (Trung Quốc) là biên tập viên làm việc cho một tờ báo địa phương. Cô có một cậu con trai 5 tuổi. Tiểu Liên bắt con đọc chữ Hán, ngâm thơ cổ, nghiên cứu sách lịch sử ngay từ khi con bắt đầu có nhận thức. Vì bị ép học nhiều nên đứa trẻ rất ghét việc học, chỉ muốn được ra ngoài chơi đùa cùng các bạn. Thấy con như vậy, cô càng quản lý con chặt hơn, rất ít cho con đi chơi, thư giãn.

Cứ ngỡ việc giáo dục con sớm sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhưng khi cậu bé lên lớp 1, cô giáo chủ nhiệm đã trao đổi với Tiểu Liên rằng con cô thường xuyên không chú ý nghe giảng, hay mất tập trung trong giờ. Cậu bé còn nhiều lần không làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Ngoài ra, cậu bé cũng không thích chơi đùa cùng các bạn, khả năng làm việc nhóm kém và vụng về trong một số việc chăm sóc bản thân.

Sau đó, thông qua sự phân tích của giáo viên, Tiểu Liên hiểu rằng con trai đang hình thành tâm lý nổi loạn, có hành vi chống đối vì bị ép học quá nhiều. Đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều vào thành công có thể khiến cha mẹ phá hủy tương lai của con. Ép con học nhiều không những không mang lại hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Bởi trí tuệ, trình độ hiểu biết của trẻ sẽ hoàn thiện theo từng độ tuổi, cha mẹ cưỡng cầu cũng không thể được.

Đừng biến trẻ thành "máy học", đào tạo 2 kỹ năng này cho trẻ trước 5 tuổi còn quan trọng hơn nhiều lần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu đã chia quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ theo 3 giai đoạn:

- Trước 1,5 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập phát âm theo lời nói của mọi người xung quanh. Một thời gian sau, trẻ có thể nói được những câu đơn giản.

- Từ 1,5 đến 3 tuổi: Trẻ nói nhiều hơn, biết gọi tên một số đồ vật cơ bản. Thỉnh thoảng trẻ có thể nói được một số câu phức tap. Tần suất trẻ đặt câu hỏi cũng tăng lên.

- Từ 3 đến 6 tuổi: Trẻ bắt đầu củng cố và tăng cường khả năng ngôn ngữ bằng việc trò chuyện với người lớn nhiều hơn. Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ đọc và viết nhưng cần giữ ở mức độ vừa phải để trẻ luôn cảm thấy hứng thú.

Như vậy có thể thấy, học tập là điều rất quan trọng. Việc cha mẹ chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 bằng cách tập đọc, tập viết trước rất hữu ích. Nhưng bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trau dồi cho con những kỹ năng sau.

1. Kỹ năng bảo vệ bảo thân

Trẻ con vốn hiếu động, muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì những mối nguy hiểm ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ không chỉ ở gia đình, trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này.

Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh là nghiêm cấm con tiếp xúc với rủi ro. Việc chỉ cấm đoán mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tò mò trong trẻ và không mang lại nhiều tác dụng.

Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Đừng biến trẻ thành "máy học", đào tạo 2 kỹ năng này cho trẻ trước 5 tuổi còn quan trọng hơn nhiều lần - Ảnh 2.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là điều cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa: ST)

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ có một mình. Chúng ta có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.

Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng.

Đối với trẻ em, cha mẹ nên định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong mọi việc.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM