Câu "thần chú” giúp sếp giỏi khiến mọi nhân viên tâm phục khẩu phục
Không chỉ tác động mạnh mẽ đến các cấp dưới, một câu giao tiếp đơn giản có thể là chìa khóa tháo gỡ mọi vấn đề, giúp bạn nhận được sự hỗ trợ bạn thực sự cần.
Một lãnh đạo giỏi sẽ không chọn cách quản lý nhân viên bằng các quy tắc cứng nhắc hay gây áp lực. Những lời khen ngợi, cảm ơn nhân viên khi họ làm việc chăm chỉ, phản hồi có tính xây dựng... sẽ có tác dụng tích cực hơn nhiều cho công việc quản lý. Nghệ thuật giao tiếp là góp một phần quan trọng giúp sếp giỏi khiến các nhân viên "tâm phục khẩu phục".
Chỉ một câu nói đơn giản, một người lãnh đạo đã có thể tác động mạnh mẽ đến nhân viên dưới quyền và cả những người xung quanh: "Bạn có thể giúp tôi không?".
Tại sao câu nói đơn giản này lại có sức mạnh đến vậy?
Sếp là một người thông minh, có hiểu biết và trải nghiệm cuộc đời. Sếp là người có địa vị xã hội. Vì thế, khi đề nghị được giúp đỡ một cách lịch sự, hình ảnh của sếp được nâng lên một bậc cao hơn.
Ngay cả khi bạn cần nhân viên làm việc đơn giản như chuẩn bị bài thuyết trình bằng Powerpoint để đi gặp gỡ khách hàng, một lời đề nghị giúp đỡ luôn đem lại hiệu quả tốt hơn một mệnh lệnh. Khi bạn đề nghị nhân viên "làm giúp" một việc nhỏ với thái độ chân thành và khiêm tốn, họ sẽ không bao giờ có thể từ chối bạn.
Sau đó, đừng tỏ ra bạn ở vị trí cao hơn người khác và đưa ra một yêu cầu mập mờ. Thay vào đó, hãy làm rõ những điều bạn cần giúp đỡ. Ví dụ như: "Tôi trình bày bản thuyết trình này thật tệ. Hãy giúp tôi hoàn thành nó vào ngày mai nhé!" hay "Tôi đã lạc đường về khách sạn, bạn có thể chỉ đường giúp tôi không?".
"Bạn có thể giúp tôi không?" là câu nói tác động mạnh mẽ đến bản năng muốn giúp đỡ người khác của chúng ta. "Câu thần chú" này có thể phát huy hiệu quả đối với hầu hết mọi người, kể cả những người xa lạ vì những lý do dưới đây:
1. Thể hiện sự tôn trọng người khác
Bằng câu nói này, bạn đã thể hiện sự tôn trọng mạnh mẽ với người đối diện. Điều đó có sức mạnh đáng ngạc nhiên trong nghệ thuật giao tiếp.
2. Truyền đạt niềm tin
Khi đề nghị sự giúp đỡ của người khác với thái độ chân thành, bạn đã truyền đi thông điệp rằng "tôi tin tưởng bạn". Sự tín nhiệm có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, khiến người khác cảm thấy muốn giúp đỡ và sẽ làm hết sức để có thể giúp đỡ bạn.
3. Truyền đạt rằng: Bạn sẵn sàng lắng nghe
Bạn đã cố gắng nói chính xác rằng vì sao mọi người nên giúp bạn và để họ tự do quyết định chứ không áp đặt. Khi sếp nói: "Bạn có thể giúp tôi không?", câu nói đó có nghĩa là: Tôi không yêu cầu nhân viên phải thực hiện những điều tôi muốn. Nhân viên có thể chấp nhận những điều họ nghĩ họ nên làm. Đó là sự tự do.
Bằng cách thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng người khác, trao cho họ quyền quyết định chia sẻ, giúp đỡ, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ bạn thực sự cần, thậm chí nhiều hơn nữa. Một lời đề nghị chân thành, thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng với người đối diện, khiến họ dễ dàng đáp ứng đề nghị giúp đỡ bạn một cách chân thành. Sau tất cả, lời "Cảm ơn" sẽ là điểm chốt của mọi cuộc giao tiếp.
Dù bạn vị trí của bạn có cao đến đâu, hãy giao tiếp một cách lịch sự, nghệ thuật. Một câu nói đơn giản có thể là chìa khóa tháo gỡ rất nhiều vấn đề và khiến mọi nhân viên của bạn "tâm phục khẩu phục" mà thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tận tụy nhất.