Thực phẩm hữu cơ: Cơ hội đổi đời cho nông nghiệp Việt
Trong một nỗ lực cải thiện tình hình này, các trang trại hữu cơ xuất hiện – sau hơn 1 thập kỷ, cuối cùng nó cũng đã đạt được những thành quả.
Theo số liệu công bố vào năm 2013, Việt Nam là quốc gia có gần một nửa lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện họ đang đối mặt với yêu cầu đổi mới và thay đổi toàn bộ.
Quốc gia này được biết đến là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy vậy, ngành nông nghiệp của Việt Nam đối mặt với hàng loạt thử thách từ lực lượng lao động già hóa đến những kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Năng suất kém và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ở mức thấp khiến người nông dân thu được nguồn lợi nhuận rất ít ỏi, buộc họ phải bỏ đất hoang.
Trong một nỗ lực cải thiện tình hình này, các trang trại hữu cơ xuất hiện – sau hơn 1 thập kỷ, cuối cùng nó cũng đã đạt được những thành quả. Nông dân – những người đã tuyệt vọng và bỏ hoang cánh đồng trồng lúa gạo hay bắp giả rẻ, đang sẵn sàng từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng như những công cụ cũ kỹ để đáp ứng yêu cầu của các sản phẩm hữu cơ giá thành cao hơn.
Tại Hà Nội – tiềm năng thị trường dành cho các sản phẩm hữu cơ là rất lớn. Theo một nghiên cứu của Sigrid Wertheim, Đại học Heck of Wageningen, 93% người tiêu dùng Hà Nội nói rằng họ quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ 3,2% sản phẩm cung cấp trên thị trường là an toàn và “hữu cơ”.
Giá cao hơn không còn là vấn đề. Tại Đại học nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn người được hỏi sẽ trả ít nhất từ 20 – 50% hoặc hơn nữa cho những loại rau an toàn; 14% nói rằng họ sẽ trả gấp đôi.
Các “hạt giống” ươm mầm cho kế hoạch về việc trồng sản phẩm hữu cơ xuất hiện từ một buổi họp của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2012. Bà Lê Thị Huân – chủ tịch Hội phụ nữ huyện Duy Tiên, Hà Nam nói rằng đã biết tới mô hình thí điểm trang trại hữu cơ và hoàn toàn bị thuyết phục. Bà Huân nghĩ rằng nếu có thể tập hợp được những nông dân nhiệt huyết, một thị trường đang phát triển như Hà Nội sẽ rất đáng để đánh cược và đầu tư.
Ban đầu, mô hình này được tạo dựng bởi tổ chức phi chính phủ Phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA).
Cụ thể trong năm 2002, ADDA bắt đầu triển khai tại 9 tỉnh phía bắc để tạo ra hệ thống bảo hành sản phẩm. Đây thực chất là một mạng lưới những nhóm trang trại địa phương, quận huyện và nhà bán lẻ sản phẩm hữu cơ để đào tạo, chứng nhận và giám sát lẫn nhau. Với đặc điểm các khu vực trang trại rời rạc ở phía bắc, PGS có lẽ là hệ thống cấp giấy chứng nhận đảm bảo nhất.
Chủ tịch PGS Việt Nam là bà Từ Tuyết Nhung – người đã bỏ công việc viên chức nhà nước và gia nhập dự án ADDA từ năm 2012 và xây dựng hệ thống hiện tại lên tới 290 nông dân và 45 điểm bán lẻ tại Hà Nội.
“Thành thật mà nói, nó đã kết thúc vào năm 2012 và là một dự án không thành công. Họ tập trung vào việc đào tạo về kỹ thuật và muốn mở 100 nhóm nông dân nhưng lại không tập trung vào thị trường”.
Với bà, mục tiêu này quá tham vọng và đã xem nhẹ 2 vấn đề: Đầu tiên, người nông dân cần một nơi để bán được sản phẩm của họ. Thứ 2, họ phải đối mặt với sự lo ngại từ phía người tiêu dùng. Sau thất bại của VietGAP, rất nhiều người tiêu dùng trở nên lo ngại về từ “thực phẩm an toàn”, dẫn đến những hiểu nhầm về "thực phẩm hữu cơ".
Cuối cùng, bà Nhung đã quyết định tập hợp phụ nữ để xây dựng một thị trường mạnh và thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng. Bà đã chọn các thành viên trong Hội phụ nữ của tỉnh và huyện để tham gia đào tạo PGS và giám sát, khuyết khích các nữ nông dân khác tham gia.
“Phụ nữ là những người mua sắm chủ yếu. Họ nấu nướng và chế biến thức ăn cho gia đình”, bà Huân cũng đồng tình.
Phụ nữ chiếm một nửa lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam (Con số này thậm chí còn cao hơn ở một số tỉnh miền Bắc). Có thể nói phụ nữ sẽ giành chiến thắng trên cả 2 mặt trận, sản xuất và tiêu thụ các thực phẩm hữu cơ.
Chính vì vậy, bà đã gọi điện cho cộng đồng Trác Văn để mời tham dự cuộc họp để tuyên truyền về PGS – tiêu chuẩn canh tác an toàn, thực phẩm an toàn và lợi nhuận cao hơn. 30 nông dân đã phản hồi lại đề nghị này và tất cả đều là phụ nữ.
Các nông dân ở đây đều cho biết, để gia nhập dự án này không hề dễ dàng. Phải có 1 năm thử nghiệm đất và xem xét kỹ lưỡng những quy định giám sát của PGS, từ bỏ những quan niệm kỹ thuật cũ, vượt qua những rào cản tạm thời và mạnh dạn xây dựng cơ sở hạ tầng cho trang trại hữu cơ.
"Dù vẫn còn những lo ngại về vấn đề môi trường và sức khoẻ, các khách hàng tiềm năng mua thực phẩm sạch và ý thức của cộng đồng. Tuy nhiên, thành thật mà nói, thu nhập cao hơn là yếu tố thúc đẩy chính khiến chúng tôi tham gia dự án", chị Đỗ Thị Thuý - một nông dân tham gia dự án cho biết. Với thực phẩm hữu cơ, thu nhập của người nông dân có thể tăng lên từ 2 - 3 lần.
Cơ hội rộng mở
Hiện tại, chính sách loại bỏ dần hệ thống phân phối chợ truyền thống, nâng cao năng lực giám sát và cải thiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của WTO đã đạt được những thành công tương đối.
Các nhà bán lẻ từ khắp nơi trên thế giới hiện đã có mặt tại Việt Nam, bao gồm cả Parkson, Dairy Farm, Family Mart. Seven-Eleven cũng cho biết họ sẽ sớm mở cửa hàng tại Việt Nam, trong khi đại gia bán lẻ Tesco của Anh, Carrefour của Pháp và Wal-mart của Mỹ cũng đang tìm kiếm giấy phép kinh doanh tại đây.
Tất cả những động thái này có thể tạo ra lợi ích không nhỏ cho thị trường thực phẩm hữu cơ. Dẫu vậy, việc các hãng bán lẻ chưa thích nghi được với thói quen tiêu dùng tại địa phương đã khiến người tiêu dùng chậm chạp trong việc dịch chuyển sang tiêu thụ sản phẩm này. Chính vì vậy, hiện các trang trại như Trác Văn chỉ biết dựa vào quảng bá "truyền miệng" giữa người tiêu dùng và trong cộng đồng.
Hiện tại, 60% sản phẩm của Trác Văn được bán thông qua Bác Tôm - một nhà bán lẻ có trụ sở tại Hà Nội và 30% bán cho các cán bộ ở tỉnh Hà Nam, phần còn lại bán cho người dân địa phương và chợ.
Mặc dù vậy, không chỉ lạc quan vào tốc độ phát triển nội địa, bà Nhung còn tin tưởng vào tiềm năng xuất khẩu thực phẩm hữu cơ, nhất là khi hiệp định TPP có thể sẽ được ký kết trong thời gian tới.