Sếp bạn có phải tiểu nhân?

12/11/2015 21:13 PM | Kinh doanh

Mâu thuẫn, đối đầu và các vấn đề khác. Chẳng ai muốn phải đương đầu với những thứ này ở văn phòng. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn sếp của mình hành xử đúng mực hơn? Hoặc sẽ ra sao nếu bạn rơi vào tình thế cãi cọ tại nơi làm việc?

Dở nhất là gặp phải một ông sếp hèn hoặc một tình huống bị phản ứng oái ăm.

Những người gây được ảnh hưởng đã rút ra được những bài học. Họ hành động khi thấy sếp của mình thiếu can đảm và họ điềm tĩnh trong mớ hỗn độn tại văn phòng.

Có hai người cho bạn lời khuyên.

Rob Wyse, Giám đốc Điều hành Capital Content


Bạn có thể không yêu mến sếp của bạn, nhưng sếp của bạn có phải là người hèn nhát? Sếp của bạn lảng tránh nghĩa vụ quản lý vì nhiệm vụ đó là quá khó khăn để vị sếp đó đối mặt? Làm thế nào bạn biết được sếp của mình là kẻ hèn nhát? Robe Wyse mách nước cho một số điểm trong bài viết Sáu Chỉ dấu cho thấy Sếp của bạn là kẻ hèn nhát.

Những chỉ dấu có thể thấy đó là: “Người sếp của bạn dùng những người khác để thực hiện những việc mình muốn làm. Đây có thể là hành vi hèn nhát nhất của loại sếp hèn nhát,” Wyse viết. “Nếu sếp của bạn làm việc này thì người sếp đó muốn có quyền từ cái ghế lãnh đạo của mình nhưng lại không muốn chịu trách nhiệm.”

“Sếp của bạn sẽ đưa ra quyết định kín, rồi không bảo vệ nhân viên của mình công khai nếu quyết định đó không mang lại kết quả tốt. Đây là kiểu hành vi điển hình của loại sếp thiếu tự tin và sợ mắc lỗi, và đây là loại sếp bạn không thể tin tưởng được”, Wyse viết.

“Sếp của bạn lần nào nói chuyện với bạn cũng buôn chuyện theo kiểu bình luận tiêu cực về một trong các đồng nghiệp. Bạn có thể nghĩ rằng sếp bạn đang khen ngợi bạn vì tin tưởng ở bạn. Nhưng chắc chắn là vị sếp này sẽ làm điều tương tự khi ngồi với người khác nói về bạn”.

“Người sếp này sẽ không tổ chức các cuộc họp ba mặt một lời để giải quyết các mâu thuẫn. Thay vào đó, vị sếp này gửi ra các thông điệp cho từng người. Nếu sếp gọi mọi người vào cùng một phòng họp để giải quyết bất đồng, hoặc nêu sự việc ra để giải quyết thì sếp sẽ không ‘chia để trị’ được. Bởi nếu làm vậy thì sếp sẽ bị lột mặt nạ.”

Tôi đã làm việc trực tiếp với, hoặc quan sát hàng trăm người trong cương vị sếp. Những người sếp tuyệt vời nhất thường cho người khác thấy điểm yếu của họ, giải quyết tranh cãi trực tiếp, và không ‘quét các vấn đề vào dưới tấm thảm’ để rồi các vấn đề ngày càng trở nên lớn hơn."

“Các sếp tệ hại nhất là những người hèn nhát và cách giải quyết vấn đề của họ là họ cố che giấu sự bất an của mình và kết quả là hoàn toàn ngược lại.”

Brian Ferreira, chuyên viên điều hành tại Gartner

“Chẳng người nào có thể tránh được tranh luận gay gắt trong lúc làm việc,” Ferriera viết trong bài ‘Hãy bình tĩnh trong lúc tranh luận vì công việc’.

“Trước khi bạn phát hiện ra điều gì đã xảy ra thì cuộc tranh luận đơn giản đã đi quá đà.”

Nhưng có những cách để bạn có thể bình tĩnh và giữ được độ điềm tĩnh — và kiểm soát được tình huống. Ferreira mách cho bạn một số mẹo:

“Công nhận thực tế sự việc và biết những gì mình đang nói… Người bạn đang đối mặt trong cuộc tranh luận căng thẳng có thể không nắm được toàn bộ tình huống sự việc. Lắng nghe những điểm mà người đó có thể có quan điểm sai hoặc thiếu thông tin để rồi mình chỉ ra rằng họ không nắm được sự việc một cách toàn diện.

“Giúp họ bổ sung các thông tin bị thiếu hụt. Bạn nên chắc chắn rằng mình không phải là người dùng thông tin sai.”

“Đây là công việc chung, chứ không phải việc cá nhân. Hầu hết các cuộc tranh luận nóng đều liên quan tới các quan điểm trái chiều về công việc và người ta cảm thấy quan điểm của mình không được người khác lắng nghe."

“Đúng là có một số người có cách trình bày hoành tráng và áp đảo trong lúc tranh luận, nhưng bạn cần giữ vững lập trường và luôn không được quên rằng cuộc tranh luận này là về công việc, không phải là cá nhân mình. Không quên điều này sẽ giúp bạn không bị đưa tình cảm cá nhân vào lúc tranh luận.”

“Học cách biết điểm dừng — ngay cả khi nếu bạn đúng. Tỉnh táo để nghĩ xem mình sẽ để cuộc tranh luận này đi bao xa. Nếu cuộc tranh luận này tiếp tục leo thang và rõ ràng tiến tới việc không có giải pháp nào cả và cảm xúc ở mức khó kiềm chế với việc gọi tên nhau ra, cáo buộc và tấn công cá nhân thì nên thôi ngay lập tức.”

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM