Samsung: Thay đổi hay là chết?

30/09/2014 16:15 PM | Kinh doanh

Samsung không phải đối mặt với bất kể mối đe dọa hiện tại nào, vấn đề ở chỗ thế giới xung quanh đang thay đổi và công ty này cũng phải thay đổi từ gốc cho đến ngọn để thích ứng với môi trường đó.

“Thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ con” là lời của Lee Kun-Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, tại buổi gặp mặt với lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này vào khoảng 20 năm trước. Ông ấy muốn kết nối mọi người lại để bàn về việc ngừng sản xuất các sản phẩm giá rẻ và tập trung vào chất lượng để trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.

Bằng chứng cho thấy ông Lee đã thực hiện được mục tiêu và những giấc mơ “ngông cuồng” nhất của mình. Ngày nay, tập đoàn Samsung đang có 74 công ty với doanh thu ước tính hàng năm lên tới 387 tỷ USD cùng 369.000 nhân viên. Lĩnh vực kinh doanh của công ty trải dài từ sản xuất máy giặt, dịch vụ nghỉ dưỡng, vận chuyển và bảo hiểm nhân thọ...

Tuy nhiên, mảng sản xuất chủ yếu là điện tử vẫn là niềm tự hào lớn nhất của chủ tịch Lee: Samsung đã vượt qua Sony - đối thủ cạnh tranh Nhật Bản để trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp này tính theo doanh thu. Đồng thời nó cũng trở thành hãng bán chạy nhất các sản phẩm ti vi màn hình phẳng và điện thoại thông minh.

Tuy vậy, thời điểm hiện tại Samsung lại đang ở tình huống tương tự của 76 năm trước với nhiều vấn đề cần thay đổi. Điều này sẽ được nhấn mạnh nếu như lợi nhuận của Samsung Electronics có báo động. Samsung không phải đối mặt với bất kể mối đe dọa hiện tại nào, vấn đề ở chỗ thế giới xung quanh đang thay đổi và công ty này phải thay đổi từ gốc cho đến ngọn để thích ứng với môi trường đó.

Bắt đầu từ ngọn

Vào tháng 5, chủ tịch Lee, 72 tuổi bị một cơn đau tim đột ngột. Ông vẫn trong bệnh viện. Không ai chờ đợi ông ấy có thể quay trở lại như đã làm vào năm 2010 sau án tù vì tội danh tham ô và trốn thuế. (Ông Lee đã nhận án treo 3 năm và sau đó được ân xá để vẫn có thể tiếp tục nắm giữ vị trí là thành viên của Tổ chức Olympic quốc tế).

Chủ tịch Lee chỉ có 1 người con trai duy nhất là Lee Jae-young và anh này đang được chờ đợi sẽ thay ông Lee điều hành và kiểm soát công việc kinh doanh chính của tập đoàn Samsung. Trong khi đó, hai người con gái của ông điều hành những công ty nhỏ hơn.

Chủ tịch Lee Kun Hee (trái) và con trai độc tôn Lee Jae-young (phải).

Thiếu gia nhà Samsung hiện 46 tuổi, gia nhập Samsung vào năm 2001 và 10 năm sau đó được chính thức nắm vị trí phó chủ tịch tập đoàn. Ngoài những thông tin chung chung báo chí đã đưa, rất ít thông tin được hé lộ về con người này. 

Chang Sea-jin, giáo sư đồng thời là tác giả của cuốn “Sony và Samsung” bình luận: “Lee Jae-young vẫn chưa được chấp nhận như một nhà lãnh đạo thực sự”. Mặc dù những nỗ lực quảng bá Samsung rất tốt, hầu hết người Hàn Quốc vẫn đánh đồng hình tượng của anh với eSamsung - một công ty đầu tư vào internet hoạt động rất kém.

Tuy vậy, những ai từng có cơ hội được gặp gỡ Lee Jae-young đều cho rằng anh là một người dễ tiếp cận và khiêm tốn, không giống với người cha có phong cách quản lý gia trưởng của mình. Được biết, khi chủ tịch Lee đến thăm các nhà máy, ông yêu cầu phải trải thảm đỏ và các nhân viên không được phép nhìn ông ấy qua cửa sổ. Thậm chí, vào năm 1995, ông Lee đã đốt hàng nghìn chiếc điện thoại bị lỗi và những thiết bị khác ngay trước mặt các nhân viên.

Tính cách "bớt căng thẳng" của con trai chủ tịch Lee hiện tại là điều đặc biệt cần với Samsung Electronics. Nếu muốn phát triển, tập đoàn này cần phải thu hút nhân tài công nghệ và theo sát các đối tác. Lee Jae-young tỏ ra là một người năng nổ khi từng đến Silicon Valley để thỏa thuận với Apple, một khách hàng lớn về mảng sản xuất chip của Samsung (đồng thời là đối thủ cạnh tranh trong mảng đi động). Ngoài ra, anh này dường như còn có mối thân thiết với Steve Jobs bởi ông là lãnh đạo duy nhất của Samsung đã được mời đến lễ kỷ niệm của Jobs.

Thay đổi tận gốc

Bên cạnh đó, gia tộc Samsung đang phải đối mặt với một vấn đề lớn là khoản thuế thừa kế có thể lên tới 6 tỷ USD. Điều này giải thích tại sao Samsung từ chối nói bất cứ điều gì về việc tái cấu trúc: Càng chắc chắn, giá cổ phiếu càng cao và như vậy hóa đơn thuế sẽ càng lớn.

Cũng bởi cấu trúc sở hữu phức tạp, một số công ty đã niêm yết trong nhóm giao dịch phải giảm giá. Sự kiện chủ tịch Lee lâm bệnh, cổ phiếu của Samsung Electronics đã tăng lên, chủ yếu bởi việc tái cấu trúc sẽ có cơ hội xảy ra nhiều hơn.

Tuy từ chối nói đến việc này nhưng quá trình tái cấu trúc rõ ràng đang được bắt đầu. Đầu tháng này Samsung Heavy Industries và Samsung Engineering đã tuyên bố kế hoạch sáp nhập. Điều này sẽ theo bởi phi vụ IPO của Samsung SDS, một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ. Rồi năm sau rất có thể Cheli (dự kiến công ty sở hữu của tập đoàn là Samsung Everland đổi tên thành Cheil Industries, sở hữu 19,3% của công ty bảo hiểm Samsung Life, 34,4% Samsung Card, 5% Cheil) sẽ được thành lập.

Ông Cochran cho rằng, việc thành lập Cheil là một mắt xích quan trọng. Không giống như những công ty khác, nó bị kiểm soát trực tiếp bởi các con của chủ tịch Lee và gia đình ông. Đưa công ty lên sàn giao dịch không những làm tăng lượng tiền mặt mà còn khiến việc định giá tập đoàn dễ dàng hơn. Vì vậy bằng việc thành lập Cheli, những vấn đề trên sẽ không xảy ra và không vướng mắc tới luật pháp. 

Mọi việc hoàn thành càng nhanh càng tốt vì việc tái cấu trúc đang khiến các lãnh đạo sao nhãng việc điều hành kinh doanh. Đặc biệt cần chú ý là mảng điện thoại thông minh. Không chỉ có trách nhiệm trực tiếp đối với vấn đề lợi nhuận của Samsung Electronics và tập đoàn, nó cũng là khách hàng lớn nhất của các mảng kinh doanh khác như sản xuất chip và màn hình.

Sức ép cạnh tranh

Samsung đi từ con số không tới việc chiếm lĩnh 1/3 thị trường điện thoại thông minh trong năm 2012. Nó đã đánh cược vào Android, hệ điều hành điện thoại di động phổ biến nhất của Google và tung ra sản phẩm với giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh là iPhone của Apple. Và từ đó, vấn đề ngày càng chồng chất, cổ phiếu của Samsung đã trượt 25% theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường IDC. Thậm chí, sản phẩm Galaxy S5 được giới thiệu vào tháng 1 này bị chế giễu vì thiết kế vỏ nhựa rẻ tiền.

Nhà sản xuất giá rẻ từ Trung Quốc như Xiaomi, Huawei và một thương hiệu mới đến từ châu Âu là Wiko và Archos đang tấn công thị trường của Samsung,

Trong khi đó, Apple đã lấy lại được giá cổ phiếu và củng cố điều này sau khi giới thiệu phiên bản điện thoại màn hình lớn đầu tiên là iPhone 6 và 6 Plus – mảng thị trường trước nay Samsung vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra, thị trường điện thoại thông minh dường như đang già cỗi, thực tế tại Anh nó đang bắt đầu giảm nhẹ.

Nếu như vấn đề của việc cạnh tranh là trả lời câu hỏi làm sao để chế tạo phần cứng tốt hơn thì Samsung sẽ được an toàn. "Samsung vốn nổi tiếng vì điều này", Ben Wood đến từ công ty nghiên cứu thị trường CCS Insight nói. Từ khi hãng này ra mắt chiếc đồng hồ thông minh Galaxy Gear một năm về trước, hãng đã liên tiếp cho ra 5 phiên bản. “Samsung đang thử nghiệm sản phẩm trên người tiêu dùng”, ông Wood nói.

Ngoài ra, Samsung đang khó khăn trong việc kết hợp thành một hệ thống. Hãng này không kiểm soát Android và nỗ lực xây dựng hệ điều hành di động TIZEN riêng lại đang bị trì hoãn.

Là một công ty sản xuất phần cứng với văn hóa đậm chất Nho giáo, sẽ rất ngạc nhiên nếu Samsung ra mắt những ứng dụng và dịch vụ tốt.

Vì vậy, cơ hội tốt nhất của tập đoàn này là tập trung sản xuất các thiết bị điện tử và cố gắng tạo ra sản phẩm mà người tiêu dùng thực sự yêu thích. Tuy nhiên, việc này cần phải hành động nhanh. Số mệnh của Nokia và BlackBerry cho thấy vận may có thể bị đảo ngược một cách nhanh chóng. Và Apple đã bán được 10 triệu chiếc iPhone 6 và 6+ chỉ trong 2 ngày, con số mà Galaxy 5S đã phải cần tới 25 ngày mới đạt được.

>> Samsung: Khó khăn đang bủa vây tứ phía

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM